4,4 tỷ USD 'biến mất' trên báo cáo của hãng dược lớn Trung Quốc

An Chi - 06/05/2019 08:14 (GMT+7)

Vụ việc khiến giá cổ phiếu của hãng lao dốc và khiến các nhà đầu tư nước ngoài dần mất niềm tin vào thông tin công bố trên thị trường chứng khoán Trung Quốc.

VNF
4,4 tỷ USD 'biến mất' trên báo cáo của hãng dược lớn Trung Quốc.

Một trong những Hãng dược phẩm niêm yết lớn nhất Trung Quốc, Kangmei Pharmaceutical Co. thừa nhận đã báo cáo khoản tiền mặt tại quỹ cao hơn thực tế tới 4,4 tỷ USD.

Điều này khiến các cổ phiếu và trái phiếu niêm yết của hãng rớt giá khủng khiếp, đồng thời làm gia tăng mối quan ngại của giới đầu tư nước này về chất lượng thông tin công bố trong bối cảnh thị trường chứng khoán nước này đang trên đà thu hút vốn đầu tư toàn cầu.

Cổ phiếu Kangmei liên tục giảm sàn, hiện giao dịch ở mức 9,54 NDT (30/4). Tổng giá trị thị trường đã mất của hãng lên tới hơn 50% giá trị

Tự thêm 4,4 tỷ USD trong báo cáo tài chính

Công ty dược phẩm Kangmei nổi tiếng là một trong những nhà sản xuất thuốc cổ truyền Trung Quốc lớn nhất nước này. Hãng giải trình sự việc là do "lỗi" của kế toán khi cung cấp các báo cáo tài chính.

Sự việc được công bố sau bốn tháng kể từ khi hãng thừa nhận đang thuộc diện điều tra của các cơ quan quản lý thị trường nước này.

Ngay sau đó, các chứng khoán Kangei này chứng kiến phản ứng mạnh mẽ của thị trường. Cổ phiếu Kangmei vốn nằm trong rổ chỉ số toàn cầu của MSCI Inc., sau sự việc đã giảm kịch sàn mất 10% giá trị mỗi ngày.

Khoản trái phiếu trị giá 2,4 tỷ NDT (tương đương 356 triệu USD) của Kangmei đáo hạn vào năm 2022 cũng rớt giá thê thảm xuống còn 60 NDT.

Ngoài lượng tiền mặt bị khai khống lên tới 4,4 tỷ USD, các khoản mục hàng tồn kho và doanh thu đều cao lên bất thường

 

Mức “thổi phồng” giá trị báo cáo với quy mô chưa từng có tiền lệ tại một trong những công ty lớn nhất đang gây ra những làn sóng lo ngại về chất lượng các báo cáo tài chính được cung cấp trên thị trường chứng khoán Trung Quốc.

Một số chuyên gia kiểm toán cho hay vụ việc này có thể cho thấy sự che giấu vấn đề tài chính bên trong Kangmei.

Ngoài ra có thể có một số tác nhân khác như sự sai khác về ngôn ngữ trong lập báo cáo cũng như mập mờ trong các điều chỉnh báo cáo của hãng này.

Tuy nhiên, đa phần ý kiến nghiêng về khả năng công ty này đã cố tình thổi phồng số tiền mặt và giá trị hàng tồn kho trong đơn vị nhằm mục tiêu gia tăng giá trị lợi nhuận. Từ đó, phục vụ cho những biến động giá trị chứng khoán có lợi.

Sau thông tin về khoản tiền mặt khai khống bị phanh phui, giá trái phiếu Kangmei đáo hạn vào 2022 rớt giá thê thảm xuống còn 60 NDT

Rủi ro thông tin trong một thị trường mở

Thị trường chứng khoán Trung Quốc đang vấp phải vấn nạn gia tăng chóng mật số lượng các vụ thao túng thông tin kế toán trong thời gian gần đây.

Vấn đề càng trở nên nghiêm trọng và trở nên đáng quan tâm với giới đầu tư quốc tế và các công ty chứng khoán toàn cầu khi thị trường cổ phiếu và trái phiếu Trung Quốc đang ngày càng mở hơn bao giờ hết.

Andrew Lam, giám đốc của BDO, một công ty kế toán quốc tế đưa ra lời cảnh báo: "Các nhà đầu tư cần thận trọng hơn khi xem xét các báo cáo tài chính được cung cấp bởi các công ty Trung Quốc". 

Các nhà đầu tư nước ngoài đang lo ngại vấn đề rủi ro thông tin trên thị trường chứng khoán Trúng Quốc

Ông khuyên các nhà đầu tư cần "dày công nghiên cứu, kiểm tra chặt chẽ báo cáo tài chính của các công ty để nhận ra sự bất thường hay rủi ro tiềm tàng có thể có”.

Ủy ban quản lý chứng khoán Trung Quốc gần đây đã ra quyết định hủy niêm yết các mã chứng khoán vi phạm cung cấp thông tin. Liên quan đến sự việc của hãng dược phẩm Kangmei, Ủy ban tạm thời chưa có bình luận nào.

Xu thế báo động tại Trung Quốc

Một loạt các công ty khác cũng đang phải đối mặt với các điều tra tương tự, điển hình như Kangde Xin Composite Material Group Co., công ty này vừa tuyên bố vỡ nợ và không thể thanh toán được trái phiếu đã phát hành vào tháng 1. Đây thực sự là cú sốc với thị trường khi mà trên báo cáo tài chính trước đó 4 tháng, hãng này báo cáo mức tiền mặt lớn gấp 15 lần khoản nợ phải trả từ trái phiếu.

Điều này đang dần trở thành xu thế đáng báo động.

Raymond Chia, chuyên gia nghiên cứu tín dụng châu Á (ngoài Nhật Bản) tại quỹ Schroder Investment Management Ltd cho hay: "Đầu tiên, chúng tôi thấy rằng rõ ràng nhiều công ty của Trung Quốc báo cáo những con số tiền mặt cao đáng ngờ, nhưng rồi họ vẫn tiếp tục tìm kiếm nguồn tài trợ từ nhà đầu tư, hoặc đi vay. Và sau đó, các khoản tiền mặt đều biến mất không tăm tích trên các báo cáo”.

Theo lãnh đạo bộ bộ phận quản lý tài sản của Công ty Chứng khoán Đông Bắc (Trung Quốc) cho biết các nhà đầu tư có thể theo dõi các đánh giá và thông báo chính thức của Ủy ban chứng khoán Trung Quốc về các hoạt động niêm yết cũng như tình hình điều tra vụ việc tại Kangmei.

Shen cũng chỉ rõ hậu quả của vụ việc này: "Vụ bê bối này sẽ làm thu hẹp các kênh tái cấp vốn của các công ty trong nước, một khi các nhà đầu tư mất niềm tin, thì việc họ chạy trốn khỏi thị trường chứng khoán Trung Quốc là điều không thể tránh khỏi”.

Xem thêm: Hanwha chi hơn 4 triệu USD thâu tóm chứng khoán HFT

Theo Zing
Cùng chuyên mục
Tin khác