Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 28/3, Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã phát hành một đợt trái phiếu quốc tế trị giá 3 tỷ USD nhằm hỗ trợ các quốc gia châu Phi đối phó với dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 cũng như giúp giảm thiểu những tác động tiêu cực từ đại dịch này đến đời sống kinh tế - xã hội tại châu lục 1,3 tỷ dân này.
AfDB phát hành trái phiếu hỗ trợ châu Phi đẩy lùi Covid-19
AfDB cho biết đây là đợt phát hành trái phiếu lớn nhất trong lịch sử của ngân hàng được thành lập từ năm 1964 này.
Đợt phát hành trái phiếu có tên “Cuộc chiến chống Covid-19” được tiến hành cùng sự hỗ trợ từ khối ngân hàng trung ương các nước châu Phi, các tổ chức tài chính, các nhà quản lý quỹ và đặc biệt là từ mạng lưới quốc tế Các nhà đầu tư có trách nhiệm xã hội (Social Responsible Investors).
Theo ngân hàng có trụ sở chính tại Côte d'Ivoire này, đợt trái phiếu “Cuộc chiến chống COVID-19” sẽ có lãi suất trung bình ở mức 0,75% và được chi trả thông qua Tổ chức tài chính phát triển cộng đồng (DFI) do AfDB thành lập và quản lý.
Liên quan đến dịch Covid-19 tại châu Phi, hôm 27/3, Giám đốc khu vực của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại châu Phi, bà Matshidiso Moeti, cảnh báo lục địa Đen phải đối mặt với diễn biến đáng lo ngại của đại dịch COVID-19. Hiện 39/47 quốc gia châu Phi là thành viên của WHO đang bị Covid-19 tấn công trong khi một tháng trước đó chỉ có 1 quốc gia bị ảnh hưởng.
Bà Moeti kêu gọi các nước châu Phi tăng cường hành động, nhất là khi gần đây có đến 300 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 được ghi nhận mỗi ngày. Theo thống kê, tổng số ca mắc Covid-19 trên khắp châu Phi trong tuần qua đã lên tới gần 3.500 người và 94 trường hợp tử vong.
Cũng trong ngày 28/3, Văn phòng nguyên thủ các quốc gia Liên minh châu Phi (AU) đã quyết định thành lập quỹ chống dịch Covid-19 của châu lục nhằm cung cấp một phần kinh phí phục vụ ngăn chặn sự lây lan của chủng mới virus SARS-CoV-2.
Theo một thông báo gần đây của Văn phòng nguyên thủ AU, người đứng đầu cơ quan này là Tổng thống Nam Phi Ramaphosa Cyril đã nhất trí đóng góp ngay khoản tiền 12,5 triệu USD cho quỹ. Văn phòng này đã kêu gọi các quốc gia thành viên, cộng đồng quốc tế và các tổ chức từ thiện đóng góp cho quỹ.
Nhận thấy vai trò quan trọng của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh châu Phi (ACDC), cũng như sự thiết hụt kinh phí hoạt động của trung tâm, nguyên thủ các nước châu Phi đã quyết định hỗ trợ 4,5 triệu USD nhằm tăng cường năng lực cho ACDC.
Văn phòng nguyên thủ AU đã bày tỏ lo ngại về khả năng thiếu hụt dược phẩm và vaccine trong trường hợp các nhà máy đóng cửa hoặc các quốc gia giữ lại phục vụ nhu cầu nội địa. Do đó, Văn phòng nguyên thủ AU đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phối hợp nâng cao năng lực sản xuất toàn cầu, đảm bảo tính phong phú và sẵn sàng của các sản phẩm thiết bị y tế.
Do cơ sở hạ tầng y tế ở châu Phi còn hạn chế và hầu hết dược phẩm, vật tư y tế sử dụng tại châu lục đều được nhập khẩu, AU kêu gọi cộng đồng quốc tế mở ra các “hành lang” đặc biệt cho xuất khẩu dược phẩm và vật tư y tế cần thiết sang châu Phi.
Trước mắt, AU đề nghị nhóm các nước phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) viện trợ khẩn cấp cho các nước châu Phi thiết bị y tế, bộ dụng cụ xét nghiệm và thiết bị bảo hộ để chống lại đại dịch COVID-19, cũng như cung cấp các gói kích thích kinh tế ưu đãi.
AU đồng thời kêu gọi Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Phát triển châu Phi và các tổ chức quốc tế, khu vực khác sử dụng tất cả những phương tiện hiện có để hỗ trợ các nước châu Phi giảm thiểu tác động tiêu cực của đại dịch.
Xem thêm: Dịch Covid-19: Toàn bộ nước Anh đặt trong tình trạng khẩn cấp
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.