Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
"Đối tác Mỹ đã tuyên bố ngừng tuân thủ Hiệp ước INF và chúng ta cũng ngừng tuân thủ như vậy", ông Putin phát biểu tại cuộc họp với Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Quốc phòng.
Nhà lãnh đạo Nga cho biết nước này sẽ bắt tay vào việc chế tạo tên lửa mới, trong đó có tên lửa siêu thanh, đồng thời chỉ đạo Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại trưởng Nga không đối thoại với Mỹ về vấn đề giải trừ vũ khí.
Trong cuộc họp, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cáo buộc Mỹ vi phạm INF và các thỏa thuận vũ khí khác như hiệp ước không phổ biến vũ khí.
Ông Putin khẳng định Nga sẽ không tăng ngân sách quân sự cho các vũ khí mới và họ sẽ không triển khai vũ khí ở châu Âu và các khu vực khác trừ khi Mỹ làm vậy.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 1/2 tuyên bố Mỹ ngừng các nghĩa vụ trong khuôn khổ Hiệp ước INF với Nga kể từ ngày 2/2 và bắt đầu tiến trình rút khỏi INF. Ông cho hay tiến trình này dự kiến được hoàn tất trong 6 tháng, trừ khi Nga quay trở lại tuân thủ hiệp ước với việc phá hủy toàn bộ các tên lửa, bệ phóng và thiết bị vi phạm liên quan.
Theo Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, việc vi phạm của Nga đặt hàng triệu người dân châu Âu và Mỹ vào rủi ro lớn.
Về phía Nga, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova khẳng định rằng: "Nếu phía Mỹ, chính quyền Tổng thống Donald Trump, Nhà Trắng đưa ra quyết định cuối cùng và rút lui khỏi hiệp ước INF, Moscow có quyền đưa ra phản ứng thích hợp cùng các biện pháp đáp trả và dĩ nhiên chúng tôi sẽ làm như vậy".
Liên hợp quốc và nhiều nước châu Âu đã bày tỏ hy vọng hai cường quốc này có thể giải quyết được những khác biệt về hiệp ước.
Người phát ngôn Tổng Thư ký Liên hợp quốc Stephan Dujarric cho biết hy vọng các bên liên quan sẽ sử dụng khoảng thời gian 6 tháng tới để giải quyết những khác biệt thông qua đối thoại, như đã quy định trong hiệp ước.
Ông Dujarric nhấn mạnh: "Hiệp ước INF rõ ràng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cấu trúc kiểm soát vũ khí quốc tế. Vấn đề giải giáp luôn là một phần quan trọng trong công tác kiểm soát vũ khí cũng như chương trình nghị sự của Tổng Thư ký Liên hợp quốc".
Hiệp ước INF, được ký kết năm 1987, là thỏa thuận giữa chính phủ Mỹ và Liên Xô nhằm loại bỏ việc phát triển, triển khai hoạt động các loại tên lửa đạn đạo tầm trung có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Theo đó, Liên Xô và Mỹ thống nhất loại bỏ các tên lửa hạt nhân và thông thường, bệ phóng trên mặt đất có tầm bắn từ 500-1.000 km (tầm ngắn), 1.000-5.500 km (tầm trung). Hiệp ước không bao gồm các loại tên lửa đạn đạo, hành trình phóng từ biển. Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/10/2018 tuyên bố rút khỏi INF, cho rằng Nga liên tục vi phạm thỏa thuận này bằng việc phát triển tổ hợp tên lửa Novator 9M729 với tầm bắn tới 5.000 km. Tới ngày 4/12/2018, Mỹ tiếp tục tuyên bố sẽ rút khỏi hiệp ước định này, nếu Nga không tuân thủ trở lại thỏa thuận này trong vòng 60 ngày. Tuy nhiên, Moscow khẳng định Nga tuân thủ INF trong khi Mỹ luôn vi phạm. Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng Mỹ rút khỏi INF sẽ đe dọa số phận của Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (START-3), văn kiện cuối cùng trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí. Nhiều nước đồng minh của Mỹ ở châu Âu cũng phản đối việc Mỹ rút khỏi INF do lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang mới. |
Xem thêm >> Mỹ nhất quyết rút khỏi hiệp ước hạt nhân, Nga khẳng định sẽ trả đũa tương xứng
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.