Bắc Ninh, Thái Nguyên cùng 13 tỉnh thành vào danh sách giám sát về bảo vệ môi trường
(VNF) - Tại Nhà Quốc hội, tiếp tục thực hiện chương trình Phiên họp thứ 41, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về đề cương giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành”.
- Tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu hết 2025 26/12/2024 10:54
Trình bày một số nội dung của dự thảo Kế hoạch giám sát và các Đề cương báo cáo của Đoàn giám sát chuyên đề, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy, Phó Trưởng Đoàn Thường trực Đoàn Giám sát cho biết, dự thảo Kế hoạch đã xác định các mục đích, yêu cầu của hoạt động giám sát. Theo đó, mục đích của việc giám sát là xem xét, đánh giá việc thể chế hóa chủ trương của Đảng, hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường; việc thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường.
Trên cơ sở đó, Đoàn giám sát đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp (xây dựng, hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường và tổ chức thực hiện) để phát huy các kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế, tiếp tục đẩy mạnh, thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường. Hoạt động giám sát phải bảo đảm yêu cầu là việc đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về bảo vệ môi trường cần bám sát các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể được xác định trong các văn kiện của Đảng và quy định của pháp luật có liên quan. Việc tiến hành giám sát đúng quy định pháp luật; bảo đảm tính toàn diện, khách quan, trung thực và tiến độ theo kế hoạch.
Đối tượng giám sát bao gồm Chính phủ; các Bộ thuộc các lĩnh vực: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Giao thông vận tải, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Y tế, Công an, Quốc phòng; Ủy ban nhân dân 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các cơ quan, tổ chức có liên quan.
Về phạm vi giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho biết Đoàn sẽ giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31/12/2024 và các thời kỳ trước và sau có liên quan.
Về nội dung giám sát, Đoàn giám sát tập trung vào các nội dung gồm việc ban hành, hoàn thiện và tổ chức, thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường. Trong đó, với việc ban hành, hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, Đoàn sẽ đánh giá việc thể chế hóa chủ trương của Đảng về bảo vệ môi trường; đánh giá kết quả xây dựng, ban hành, hoàn thiện chính sách, pháp luật để triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; việc lập và thẩm định Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia.
Đoàn giám sát sẽ tổ chức 4 Phiên họp toàn thể, tổ chức 4 Đoàn công tác giám sát trực tiếp tại 15 địa phương (Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương, Long An, Trà Vinh, Hải Phòng, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Lâm Đồng). Thời gian giám sát tại địa phương: dự kiến từ cuối tháng 6 đến trước ngày 31/7/2025. Đoàn giám sát cũng tổ chức làm việc với một số bộ, ngành liên quan.
Về phương thức giám sát, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị Đoàn thành lập các tổ công tác đến giám sát kỹ lưỡng, tìm hiểu, khảo sát, tổng hợp chi tiết tại địa phương trước khi Đoàn giám sát chính thức đến làm việc, để giúp tiếp cận được sâu sát nhất với thực tiễn, có cơ sở vững chắc cho công tác hoạch định chính sách sau này.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Đoàn giám sát nghiên cứu, giám sát kỹ lưỡng để chỉ ra được những mặt mạnh và cả những hạn chế trong thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi có Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành. Cần chỉ rõ những nguyên nhân khách quan và chủ quan của những hạn chế trong thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường; nêu rõ trách nhiệm của các bên liên quan, đề xuất giải pháp tháo gỡ bất cập; xử lý dứt điểm những hiện tượng “nóng” về môi trường ở địa phương, cơ sở, nhất là những vấn đề ô nhiễm môi trường ở khu công nghiệp, khu chế xuất, làng nghề, nghiêm trọng hơn là ở các khu đô thị, vấn đề xử lý rác thải y tế.
Nêu ý kiến tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cũng đề nghị có đánh giá tổng thể vấn đề ô nhiễm không khí tại Hà Nội để tìm nguyên nhân. Theo ông Vinh, Đoàn giám sát của Quốc hội rà soát xem nguồn phát thải công nghiệp, các khu công nghiệp lớn xung quanh Hà Nội, các cơ sở sản xuất lớn gây ô nhiễm ra sao.
Về vấn đề bụi xây dựng, ông Nguyễn Đắc Vinh cũng cho rằng, đô thị phát triển đương nhiên sẽ phát sinh bụi do xây dựng, song nên có kiểm soát. Bên cạnh đó là ô nhiễm do đốt các loại rác thải, vật liệu nông nghiệp.
Cho ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Đoàn giám sát phải đặt mục tiêu xử lý dứt điểm những điểm nóng về môi trường ở các địa phương.
Chủ tịch Quốc hội lưu ý Đoàn giám sát cần chỉ ra những địa chỉ cụ thể như: đơn vị, địa phương nào có hạn chế trong bảo vệ môi trường; trách nhiệm của từng cơ quan tại Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường.
Tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu hết 2025
Thị trường chứng khoán: Môi trường đáng thử cho các sinh viên trẻ?
(VNF) - Thị trường chứng khoán Việt Nam trong những năm gần đây đang có sự bùng nổ mạnh mẽ với sự quan tâm và tham gia của rất nhiều những thế hệ nhà đầu tư mới, đặc biệt là lớp các nhà đầu tư trẻ mà tiêu biểu là những học sinh, sinh viên.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hủy thanh tra 9 dự án BĐS ở Hải Dương
(VNF) - Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra khỏi danh sách dự án thanh tra trong năm 2024 đối với 9 dự án khu dân cư, đô thị tại tỉnh Hải Dương.
Xây dựng môi trường làm việc lành mạnh không khói thuốc
(VNF) - Ai cũng biết hút thuốc lá gây hại cho sức khỏe, việc xây dựng một môi trường làm việc không thuốc lá là biện pháp hữu hiệu để góp phần bảo vệ sức khỏe cho người lao động.
Sáng kiến Net Zero dừng hoạt động sau khi BlackRock rút lui
(VNF) - Liên minh chống biến đổi khí hậu hàng đầu trong lĩnh vực quản lý tài sản thông báo dừng hoạt động vào thứ Hai (13/1/2024), chỉ vài ngày sau khi BlackRock, nhà đầu tư lớn nhất thế giới, rút khỏi tổ chức này do áp lực chính trị tại Mỹ, hãng tin Reuters cho hay.
Chịu áp lực chính trị, 'gã khổng lồ' BlackRock rời Sáng kiến Net Zero
(VNF) - Quyết định rút lui khỏi Sáng kiến Net Zero của nhà quản lý tài sản lớn nhất thế giới BlackRock được cho là cách "gã khổng lồ" tài chính này tự bảo vệ mình trước áp lực ngày tăng từ phía Đảng Cộng hòa.
Đề xuất lập các đặc khu kinh tế Net Zero để hút vốn ngoại
(VNF) - Chuyên gia kiến nghị thiết lập các đặc khu Net Zero tại các đặc khu kinh tế lớn để hướng đạt tới mục tiêu tăng trưởng xanh, huy động nguồn tài chính khí hậu, thu hút được các nguồn vốn tài chính ngoại thông qua các trung tâm tài chính.
Ngân hàng cuối cùng trong nhóm 'Big 6' phố Wall rời Liên minh Net Zero
(VNF) - JPMorgan, cùng với năm ngân hàng hàng đầu khác của Mỹ, đã rút khỏi Liên minh Net Zero chỉ sau một tháng. Động thái này không chỉ khiến liên minh này lung lay mà còn dấy lên câu hỏi về tương lai của tài chính xanh.
'Ông lớn' Phố Wall tháo chạy: Nỗi lo Net Zero không còn là ưu tiên
(VNF) - Việc các nhà băng lớn tại Mỹ ồ ạt rút lui khỏi Liên minh Ngân hàng Net Zero (Net-Zero Banking Alliance - NZBA) đã làm dấy lên lo ngại về cam kết của ngành ngân hàng cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Mù mờ thông tin, doanh nghiệp Việt khó vượt qua tiêu chuẩn carbon từ EU
(VNF) - Trong nỗ lực để thực hiện mục tiêu trở thành lục địa đầu tiên trên thế giới trung hòa về carbon, EU đã ban hành cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM). Cơ chế này đã và đang tạo ra những tác động không nhỏ tới các doanh nghiệp xuất khẩu trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam.
Biến rác thành kho báu: Khai thác vàng từ rác thải điện tử
(VNF) - Mỗi năm, thế giới thải ra khoảng 50 triệu tấn rác thải điện tử nhưng chỉ có khoảng 20% được tái chế, phần còn lại được đưa đến bãi rác hoặc lò đốt, cả hai cách này đều góp phần gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tìm ra cách để biến rác thải điện tử thành vàng.
Hydrogen xanh tại Việt Nam: Cơ hội tỷ USD đi cùng thách thức
(VNF) - Theo chuyên gia, việc sản xuất hydro tái tạo quy mô lớn ở Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí nhiều dự án bế tắc do chưa có hướng dẫn chi tiết sau khi Chính phủ đã ban hành chiến lược hydro quốc gia.
Đề xuất miễn thuế TNCN chuyển nhượng trái phiếu xanh, tín chỉ carbon lần đầu
(VNF) - Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế thu nhập từ chuyển nhượng tín chỉ carbon lần đầu sau khi phát hành của cá nhân, doanh nghiệp.