Mù mờ thông tin, doanh nghiệp Việt khó vượt qua tiêu chuẩn carbon từ EU

Thành Nhân - Thứ ba, 07/01/2025 13:30 (GMT+7)

(VNF) - Trong nỗ lực để thực hiện mục tiêu trở thành lục địa đầu tiên trên thế giới trung hòa về carbon, EU đã ban hành cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM). Cơ chế này đã và đang tạo ra những tác động không nhỏ tới các doanh nghiệp xuất khẩu trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

Doanh nghiệp gặp nhiều thách thức

Theo cơ chế CBAM, các nhà nhập khẩu hàng hóa vào EU sẽ đăng ký với cơ quan quản lý trong nước và mua chứng chỉ phát thải CBAM nếu lượng khí thải có trong hàng hóa nhập khẩu vượt quá tiêu chuẩn của EU. Các nhà nhập khẩu tại EU sẽ kê khai hàm lượng phát thải trong hàng hóa nhập khẩu và giao nộp số lượng chứng chỉ tương ứng của mỗi năm. Nếu nhà nhập khẩu có tài liệu chứng minh được giá carbon đã được thanh toán khi sản xuất hàng hóa đó, lượng phát thải tương ứng có thể được khấu trừ. Đến năm 2034, CBAM sẽ chính thức vận hành toàn bộ, các nhà máy, doanh nghiệp sẽ không còn được cấp hạn ngạch phát thải CO2 miễn phí và phải nộp 100% phí CBAM.

Chia sẻ tại một diễn đàn kinh tế xanh, TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng phụ trách - Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR) - Đại học Kinh tế - ĐHQGHN cho biết Việt Nam là quốc gia có mức độ phát thải CO2 trên tăng trưởng GDP cao trong khu vực Châu Á. Quan trọng hơn hết, Việt Nam đã cam kết đạt mức phát thải CO2 bằng 0% vào năm 2050 và để đạt được điều này, cần nhanh chóng tăng cường chuyển đổi xanh để giảm lượng carbon khoảng 78%. Theo ông Việt, chính cơ chế CBAM đang tạo ra những cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc khuyến khích sử dụng công nghệ sạch, mở rộng thị trường, tiếp cận các thị trường khó tính hơn, cũng như nâng cao khả năng tích hợp công nghệ sạch.

“Nhiều doanh nghiệp Thái Lan đang đầu tư Việt Nam cho biết, nếu Việt Nam không có chính sách đồng bộ để đáp ứng yêu cầu về cơ chế điều chỉnh biên giới carbon, các doanh nghiệp sẽ đối mặt với khó khăn không chỉ về xuất khẩu và còn có nguy cơ làm thu hẹp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Nếu các doanh nghiệp sản xuất không lên kế hoạch giảm lượng khí thải carbon, sản phẩm xuất khẩu sẽ khó cạnh tranh và giữ được vị thế trên thị trường, gặp khó khăn cả về chi phí thuế và cả vấn đề uy tín”, TS Nguyễn Quốc Việt thông tin.

Tuy nhiên, ông Việt cũng cho hay doanh nghiệp khi tham gia sẽ có không ít thách thức cần vượt qua như chi phí tăng cao, thuế carbon và áp lực tài chính lớn. Ngoài ra, việc tuân thủ các tiêu chí cũng đòi hỏi doanh nghiệp cần đầu tư nhiều hơn cho công nghệ, quy trình và quản lý mới.

Bà Nguyễn Hồng Loan, chuyên gia Dự án hỗ trợ kỹ thuật về đánh giá tác động của CBAM, cũng chỉ ra rằng đa số doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn chưa hiểu đầy đủ và chính xác về CBAM khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường EU. Điều này dẫn tới lo lắng thái quá hoặc chuẩn bị ứng phó không hiệu quả.

“Nhiều doanh nghiệp cho rằng, hàng hóa khi xuất khẩu phải vượt trên ngưỡng phát thải do châu Âu quy định mới phải chịu tác động của CBAM, nhưng thực tế CBAM bao trùm về phát thải lên toàn bộ quy trình sản phẩm”, bà Loan nói.

Làm rõ thêm, bà Loan cho biết nhiều doanh nghiệp rất lo lắng áp dụng CBAM thì họ sẽ phải chịu giá carbon bằng giá carbon của EU. Tuy nhiên, bà Loan cho biết, giá carbon áp dụng theo chứng chỉ CBAM sẽ được điều chỉnh theo tỷ lệ phân bổ hạn ngạch miễn phí trên thị trường carbon ở EU và được điều chỉnh theo lộ trình tăng dần từ năm 2026 đến 2034. Ngoài ra, nếu nước xuất khẩu có áp dụng định giá carbon trong nước thì giá phải chi trả cho chứng chỉ CBAM sẽ có sự bù trừ và điều chỉnh với giá của carbon trong nước.

Cũng theo bà Loan, khi châu Âu thực hiện cơ chế CBAM, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải đáp ứng các nghĩa vụ liên quan đến báo cáo kiểm kê khí nhà kính. Đặc biệt, CBAM không chỉ yêu cầu dữ liệu trong phạm vi doanh nghiệp mà còn yêu cầu dữ liệu phát thải của chuỗi cung ứng, cụ thể là của nguyên liệu đầu vào. Bên cạnh đó, nếu các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu không có nguồn gốc, hoặc đơn vị cung ứng không có số liệu phát thải thì sẽ gặp khó khăn cho việc báo cáo.

Theo bà Loan, mặc dù châu Âu cho phép sử dụng các số liệu, áp dụng tương đối linh hoạt để tính toán, trong giai đoạn đầu, nhưng bắt đầu từ năm 2025, quy định áp dụng chặt chẽ hơn.

Theo các chuyên gia, cơ chế CBAM đang tạo ra những cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc khuyến khích sử dụng công nghệ sạch, mở rộng thị trường.

Cần hiểu đúng và đủ

Trước thực tế như vậy, bà Loan cho rằng, doanh nghiệp cần có nhận thức đúng và đủ về các quy định và yêu cầu của CBAM mới có thể xây dựng lộ trình ứng phó. Theo đó, cần có một kênh chính thống để cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp.

Theo nữ chuyên gia, các doanh nghiệp cũng cần phải thực hiện xây dựng hệ thống dữ liệu hoàn chỉnh, đầy đủ, có thể cập nhật thường xuyên để báo cáo theo đúng yêu cầu của CBAM. Các báo cáo này, còn phải đảm bảo đủ độ chính xác, độ tin cậy cho đơn vị thứ ba khi vào được thẩm định. Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải đánh giá các chi phí, lợi ích và lên kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính cho các sản phẩm hàng hóa của mình.

“Việc thanh toán là giải pháp cuối cùng mang tính chất thụ động, các doanh nghiệp mà muốn nâng cao cạnh tranh trên thị trường sẽ phải chủ động xây dựng các phương án để giảm phát thải khí nhà kính. Do đó, doanh nghiệp vừa có thể áp dụng các công nghệ tiên tiến và hướng tới quá trình chuyển đổi xanh, giảm chi phí phải thanh toán cho CBAM”, bà Loan nhấn mạnh.

Ở góc độ doanh nghiệp đang chịu ảnh hưởng trực tiếp từ CBAM, ông Đinh Quốc Thái, Tổng Thư ký Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho hay, thép là một ngành công nghiệp then chốt, sử dụng các công nghệ với chi phí đầu tư rất lớn. Vì vậy, ngành thép Việt Nam muốn chuyển đổi để thích ứng với cơ chế mới như CBAM hay chuyển đổi xanh thì phải có những bước đi thích hợp với một tầm nhìn tương ứng.

Ông Thái cũng cho rằng cần thiết có cơ quan đầu mối chủ trì việc hướng dẫn ứng phó có hiệu quả với cơ chế CBAM. Đặc biệt, trước bối cảnh có các nguồn thông tin nhiều chiều, ngành thép mong muốn tiếp cận được các thông tin chính thống hướng dẫn để thích ứng với CBAM.

Ông Nguyễn Cảnh Cường, Nguyên Tham tán thương mại Việt Nam tại các nước Châu Âu cũng nhận định CBAM không chỉ tạo ra những thách thức cho Việt Nam mà còn mở ra những cơ hội phát triển mới. Để tận dụng những cơ hội này, Việt Nam cần xây dựng một chiến lược toàn diện. Điều này bao gồm: tập trung vào việc phát triển nguồn năng lượng tái tạo, giảm thiểu phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch và nâng cao hiệu suất năng lượng.

Trong việc hỗ trợ doanh nghiệp, ông Cường cho hay cần có chiến lược cung cấp các chính sách và chương trình hỗ trợ để doanh nghiệp có thể đầu tư vào công nghệ xanh, cải thiện quy trình sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh; tích cực tham gia vào các diễn đàn quốc tế để bảo vệ lợi ích của Việt Nam, đồng thời học hỏi từ kinh nghiệm của các quốc gia khác trong việc ứng phó với CBAM.

Ông cũng nhấn mạnh rằng bằng cách làm chủ công nghệ và cải thiện quy trình sản xuất, Việt Nam có thể biến CBAM từ một thách thức thành cơ hội để phát triển bền vững hơn. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường quốc tế mà còn góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.

Áp lực CBAM: Dệt may Việt Nam ứng phó với rào cản thuế carbon

Áp lực CBAM: Dệt may Việt Nam ứng phó với rào cản thuế carbon

Nhật ký NetZero  - 7h
(VNF) - Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của châu Âu (CBAM – EU's Carbon Border Adjustment Mechanism) là một trong những thành phần trong thỏa thuận xanh của EU (EU Green Deal) với mục tiêu giảm 55% lượng khí thải nhà kính vào năm 2030. Sẽ chính thức vận hành từ năm 2026 cho tất cả các mặt hàng xuất khẩu vào thị trường này.
Áp lực CBAM: Doanh nghiệp lúng túng trước rào cản thuế carbon

Áp lực CBAM: Doanh nghiệp lúng túng trước rào cản thuế carbon

(VNF) - Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) trước mắt áp dụng cho 6 mặt hàng là xi măng, điện, phân bón, sắt thép, nhôm và hydrogen (từ tháng 10/2023) và sẽ chính thức áp dụng tất cả các mặt hàng xuất khẩu vào EU từ năm 2026.

Đánh thuế carbon: Chỉ còn 1 năm, không thể thờ ơ trước rào cản CBAM

Đánh thuế carbon: Chỉ còn 1 năm, không thể thờ ơ trước rào cản CBAM

(VNF) - Từ ngày 1/1/2026, CBAM sẽ bước vào giai đoạn chính thức vận hành. Theo đó, sẽ áp thuế carbon đối với các hàng hóa thuộc diện điều chỉnh khi xuất khẩu vào thị trường EU, dựa trên mức độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất.

Áp lực CBAM: Dệt may Việt Nam ứng phó với rào cản thuế carbon

Áp lực CBAM: Dệt may Việt Nam ứng phó với rào cản thuế carbon

(VNF) - Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của châu Âu (CBAM – EU's Carbon Border Adjustment Mechanism) là một trong những thành phần trong thỏa thuận xanh của EU (EU Green Deal) với mục tiêu giảm 55% lượng khí thải nhà kính vào năm 2030. Sẽ chính thức vận hành từ năm 2026 cho tất cả các mặt hàng xuất khẩu vào thị trường này.

Ý kiến ( )
'Ông lớn' Phố Wall tháo chạy: Nỗi lo Net Zero không còn là ưu tiên

'Ông lớn' Phố Wall tháo chạy: Nỗi lo Net Zero không còn là ưu tiên

(VNF) - Việc các nhà băng lớn tại Mỹ ồ ạt rút lui khỏi Liên minh Ngân hàng Net Zero (Net-Zero Banking Alliance - NZBA) đã làm dấy lên lo ngại về cam kết của ngành ngân hàng cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

Bắc Ninh, Thái Nguyên cùng 13 tỉnh thành vào danh sách giám sát về bảo vệ môi trường

Bắc Ninh, Thái Nguyên cùng 13 tỉnh thành vào danh sách giám sát về bảo vệ môi trường

(VNF) - Tại Nhà Quốc hội, tiếp tục thực hiện chương trình Phiên họp thứ 41, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về đề cương giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành”.

Biến rác thành kho báu: Khai thác vàng từ rác thải điện tử

Biến rác thành kho báu: Khai thác vàng từ rác thải điện tử

(VNF) - Mỗi năm, thế giới thải ra khoảng 50 triệu tấn rác thải điện tử nhưng chỉ có khoảng 20% được tái chế, phần còn lại được đưa đến bãi rác hoặc lò đốt, cả hai cách này đều góp phần gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tìm ra cách để biến rác thải điện tử thành vàng.

Hydrogen xanh tại Việt Nam: Cơ hội tỷ USD đi cùng thách thức

Hydrogen xanh tại Việt Nam: Cơ hội tỷ USD đi cùng thách thức

(VNF) - Theo chuyên gia, việc sản xuất hydro tái tạo quy mô lớn ở Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí nhiều dự án bế tắc do chưa có hướng dẫn chi tiết sau khi Chính phủ đã ban hành chiến lược hydro quốc gia.

 Đề xuất miễn thuế TNCN chuyển nhượng trái phiếu xanh, tín chỉ carbon lần đầu

Đề xuất miễn thuế TNCN chuyển nhượng trái phiếu xanh, tín chỉ carbon lần đầu

(VNF) - Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế thu nhập từ chuyển nhượng tín chỉ carbon lần đầu sau khi phát hành của cá nhân, doanh nghiệp.

Hydro xanh: Đầu tư chiến lược cho năng lượng sạch và bền vững

Hydro xanh: Đầu tư chiến lược cho năng lượng sạch và bền vững

(VNF) - Nhận định Hydro xanh có tiềm năng thay đổi cục diện ngành năng lượng, TS Majo George - ĐH RMIT cho rằng, đến lúc Việt Nam cần đầu tư vào công nghệ hydro xanh.

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

Trước cơ hội lớn, Việt Nam nguy cơ 'mất' hàng chục tỷ USD đầu tư

Trước cơ hội lớn, Việt Nam nguy cơ 'mất' hàng chục tỷ USD đầu tư

(VNF) - Có tiềm năng, hợp với xu thế chuyển đổi năng lượng bền vững, ước tính thị trường cần nhu cầu vốn khoảng 400 – 500 tỷ USD cho đến năm 2050... phát triển điện gió ngoài khơi là một cơ hội lớn của Việt Nam. Tuy vậy, điện gió ngoài khơi tại Việt Nam có nguy cơ hụt “mất” hàng chục tỷ USD, bởi chưa có hành lang pháp lý cho loại hình năng lượng sạch này.

Cơ hội tiếp cận nguồn vốn 15,5 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng xanh

Cơ hội tiếp cận nguồn vốn 15,5 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng xanh

(VNF) - Tổ chức JETP bao gồm nhóm các đối tác quốc tế bao gồm các nước G7, các ngân hàng quốc tế và các tổ chức cho vay tư nhân cam kết giải ngân 15,5 tỷ USD trong vòng 3 đến 5 năm để hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang năng lượng xanh.