Áp lực CBAM: Dệt may Việt Nam ứng phó với rào cản thuế carbon

Hồng Hạnh - 21/10/2024 15:00 (GMT+7)

(VNF) - Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của châu Âu (CBAM – EU's Carbon Border Adjustment Mechanism) là một trong những thành phần trong thỏa thuận xanh của EU (EU Green Deal) với mục tiêu giảm 55% lượng khí thải nhà kính vào năm 2030. Sẽ chính thức vận hành từ năm 2026 cho tất cả các mặt hàng xuất khẩu vào thị trường này.

Một trong những vấn đề đáng quan tâm là CBAM tác động thế nào đến ngành dệt may?

Chuẩn bị sẵn sàng ngay từ bây giờ

Theo bà Katrien de Baere – Chuyên gia Tư vấn Phát triển bền vững, KPMG Hà Lan, bản chất của CBAM là thuế áp dụng trên mức độ phát thải của sản phẩm.

Châu Âu áp dụng CBAM để tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm tại thị trường châu Âu và vì mục tiêu cân bằng phát thải đến năm 2050, họ sẽ chuyển ra sản xuất bên ngoài châu Âu. CBAM giúp giảm nguy cơ phát thải carbon bằng cách khuyến khích các nhà sản xuất ở các nước ngoài EU xanh hóa quy trình sản xuất của họ.

Tuy hiện nay CBAM chưa áp dụng với dệt may nhưng bà Katrien de Baere cho rằng, doanh nghiệp trong ngành may mặc cần theo dõi, quản lý quy trình sản xuất của mình ngay từ bây giờ vì trong tương lai nhà sản xuất sẽ phải thực hiện cơ chế này.

Trong năm 2024, EU cũng đưa ra quy định về thiết kế sinh thái (Eco – design) trong ngành dệt may để hạn chế rác thải dệt may, hạn chế rác thực phẩm trong Farm to fork.

“Các quy định này đều đòi hỏi các nhà sản xuất, xuất khẩu phải có sự chuẩn bị và chuyển đổi sản xuất tương ứng.

Eco – design tập trung nhiều vào vòng tuần hoàn của sản phẩm và thiết kế làm sao để sản phẩm đó không dừng ở nước sản xuất mà đến được người tiêu dùng.

Sản phẩm tuần hoàn này liên quan nhiều đến nguyên vật liệu sản xuất, đảm bảo thân thiện với môi trường hơn, quy trình sản xuất sạch hơn.

Đây là quy định mới ra, rất được quan tâm tại EU với yêu cầu nhà sản xuất phải đảm bảo phát triển xanh, bền vững từ nguyên vật liệu, quy trình sản xuất đến năng lượng sạch trong sản xuất…”, bà Katrien de Baere thông tin.

Ngoài ra, theo bà Katrien de Baere, ủy ban châu Âu (EC) cũng đã đề xuất áp dụng công cụ trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) cho ngành hàng dệt may.

Công cụ này nhằm bắt buộc các nhà sản xuất, nhập khẩu dệt may ở các nước thuộc EU chịu trách nhiệm cho toàn bộ vòng đời sản phẩm dệt may, bao gồm cả việc quản lý chất thải dệt may.

Mục tiêu của họ là cần có sự đóng góp về tài chính và tùy thuộc vào công ty xuất khẩu hay sản xuất của Việt Nam nằm ở đâu trong chuỗi. Tuy nhiên những chất thải ra của dệt may sẽ được xử lý tại EU chứ họ không xuất chất thải đó ra các nước không có đủ năng lực xử lý.

Khi xây dựng được cơ sở vật chất, hạ tầng để có công nghệ, khoa học xử lý chất thải đó tại EU, họ sẽ yêu cầu các nhà sản xuất đóng góp tài chính.

Với các yêu cầu trên, vị chuyên gia cho hay, các nhà sản xuất dệt may cần tìm kiếm, chuẩn bị được nguồn nguyên liệu bền vững, bởi nguyên vật liệu, sản phẩm càng thân thiện với môi trường bao nhiêu thì việc đóng góp cho xử lý chất thải sẽ giảm đi bấy nhiêu. Còn nếu không, chi phí chắc chắn sẽ bị đội lên cao, dẫn đến nhu cầu hàng dệt may bị suy giảm. Doanh nghiệp dệt may xuất khẩu sang châu Âu có thể sẽ bị giảm sản lượng do cắt giảm đơn hàng.

Ngoài ra, vị này cũng lưu ý, EU vừa bỏ phiếu cho quy định những sản phẩm khi xuất vào thị trường EU nếu không đạt tiêu chuẩn sẽ bị thu giữ để không phát ra thị trường. Tuy nhiên, khi họ thu giữ sẽ có những khoản phạt nhất định đối với những sản phẩm đó.

“Quyết định mới được thông qua còn thực thi thế nào phải chờ đợi trong thời gian sắp tới. Các đơn vị sản xuất dệt may nên có sự hợp tác, phối hợp và đàm phán với các khách hàng ở thị trường này để hỗ trợ nhau đạt các yêu cầu về sản phẩm”, bà Katrien de Baere lưu ý.

Lập báo cáo về bền vững doanh nghiệp

Còn bà Đỗ Hà, Phó Tổng Giám đốc, Lãnh đạo Tư vấn ESG, KPMG Việt Nam và Campuchia nhấn mạnh, chiến lược của châu Âu hướng tới ngành dệt may bền vững và tuần hoàn.

Về yêu cầu báo cáo bền vững doanh nghiệp (CSRD), CSRD yêu cầu các doanh nghiệp dệt may phải công bố các thông tin phi tài chính theo Tiêu chuẩn báo cáo bền vững châu Âu (ESRS) do EFRAG (Nhóm tư vấn báo cáo tài chính châu Âu) xây dựng.

ESRS chỉ ra cách thức và loại thông tin và số liệu ESG mà các thương hiệu thời trang cần báo cáo cho các cơ quan quản lý châu Âu tuân thủ theo CSRD.

Tổng cộng có 12 Tiêu chuẩn báo cáo bền vững châu Âu (ESRS). CSRD yêu cầu công bố thông tin liên quan đến nước, ô nhiễm, đa dạng sinh học, và tuần hoàn, cũng như thông tin xã hội liên quan đến công nhân và người tiêu dùng.

EFRAG cũng sẽ xây dựng các tiêu chuẩn cụ thể cho các ngành công nghiệp chịu tác động nhiều nhất, bao gồm dệt may.

Tuy nhiên, các tiêu chuẩn ESRS cụ thể của ngành dệt may sẽ được lùi lại 2 năm. Điều này có nghĩa là các tiêu chuẩn này sẽ được công bố vào năm 2026 thay vì 2024. Điều này không ảnh hưởng đến tiến độ báo cáo CSRD của các thương hiệu may mặc và giày dép.

5 việc cần làm để xây dựng chuỗi cung ứng bền vững

Để xây dựng chuỗi cung ứng bền vững, bà Đỗ Hà thông tin bước đầu tiên là lập bản đồ chuỗi giá trị và tăng tính minh bạch của tất cả các bước từ xuất xứ đến bán hàng.

Các doanh nghiệp nên xem xét chuyển đổi chuỗi cung ứng bền vững một cách toàn diện để phù hợp với xu hướng và thách thức hiện tại, gồm 5 bước:

1: Thiết lập chiến lược và cấu trúc quản trị: Tích hợp các chính sách về chuỗi cung ứng bền vững vào các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi

2: Lập bản đồ chuỗi cung ứng và theo dõi thành phần sản phẩm: Phát triển các công cụ kỹ thuật số để tăng cường khả năng truy xuất nguồn gốc và thu thập dữ liệu trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

3: Xác định và giảm thiểu rủi ro: Xác định các rủi ro địa chính trị, môi trường và xã hội có thể làm gián đoạn nguồn cung trên mỗi nguyên liệu thô và theo địa lý.

4: Giám sát và cải thiện hiệu suất nhà cung cấp: Xác định KPI, đặt mục tiêu hiệu suất và đảm bảo việc tuân thủ của nhà cung cấp về các vấn đề môi trường và xã hội.

5: Tăng cường mối quan hệ với nhà nhà cung cấp: Đào tạo và hỗ trợ, xây dựng năng lực của nhà cung cấp để tuân thủ các quy tắc về ứng xử, quy ịnh và tiêu chuẩn.

Song song với đó cần thiết lập Báo cáo phát triển bền vững nhằm tăng cường sự minh bạch và niềm tin.

Áp lực CBAM: Doanh nghiệp lúng túng trước rào cản thuế carbon

Áp lực CBAM: Doanh nghiệp lúng túng trước rào cản thuế carbon

Doanh nghiệp
(VNF) - Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) trước mắt áp dụng cho 6 mặt hàng là xi măng, điện, phân bón, sắt thép, nhôm và hydrogen (từ tháng 10/2023) và sẽ chính thức áp dụng tất cả các mặt hàng xuất khẩu vào EU từ năm 2026.
Cùng chuyên mục
Bảo hiểm MIC: Chi phí dâng cao khiến lợi nhuận quý III giảm gần 42%

Bảo hiểm MIC: Chi phí dâng cao khiến lợi nhuận quý III giảm gần 42%

(VNF) - Báo cáo quý III năm 2024 của MIC cho thấy mặc dù doanh thu thuần tăng lên hơn 855 tỷ đồng nhưng do chi phí tăng khiến cho lãi ròng giảm gần 42% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hứa tặng 1 triệu USD/ngày cho cử tri ủng hộ ông Trump, Elon Musk bị tố vi phạm pháp luật

Hứa tặng 1 triệu USD/ngày cho cử tri ủng hộ ông Trump, Elon Musk bị tố vi phạm pháp luật

(VNF) - Tuyên bố dành 1 triệu USD/ngày tặng cho các cử tri trong cuộc vận động ủng hộ ông Donald Trump của tỷ phú Elon Musk đã khiến dư luận bùng nổ. Nhiều ý kiến cho rằng đây là hành động vi phạm pháp luật và cần cơ quan thực thi pháp luật vào cuộc.

Bình Định ra điều kiện đấu giá khu đất ‘vàng’ xây khách sạn 5 sao 2.500 tỷ

Bình Định ra điều kiện đấu giá khu đất ‘vàng’ xây khách sạn 5 sao 2.500 tỷ

(VNF) - UBND tỉnh Bình Định vừa có quyết định ban hành Tiêu chí đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án xây dựng Khu khách sạn tiêu chuẩn 5 sao, văn phòng cho thuê và Trung tâm Thương mại – Dịch vụ (khu đất K200).

Bitexco chính thức 'sang tay' siêu dự án khu tứ giác Bến Thành

Bitexco chính thức 'sang tay' siêu dự án khu tứ giác Bến Thành

(VNF) - Bitexco vừa chính thức chuyển nhượng 100% vốn góp tại Saigon Glory (chủ đầu tư siêu dự án tứ giác Bến Thành) cho một doanh nghiệp bất động sản có trụ sở ở Hà Nội.

Trung Quốc hạ lãi suất cho vay, nỗ lực hỗ trợ tăng trưởng

Trung Quốc hạ lãi suất cho vay, nỗ lực hỗ trợ tăng trưởng

(VNF) - Trong cuộc họp thường kỳ mới nhất, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã hạ lãi suất cho vay 0,25%, sau khi giảm các lãi suất chính sách khác vào tháng trước như một phần của gói biện pháp kích thích kinh tế.

Bức tranh dư nợ margin: HSC ‘nửa mừng nửa lo’, Vietcap bứt phá

Bức tranh dư nợ margin: HSC ‘nửa mừng nửa lo’, Vietcap bứt phá

(VNF) – HSC trở thành “á quân” cho vay margin vừa là kết quả đáng mừng nhưng lại đem về nỗi lo trong tương lai gần. Trong khi đó, Vietcap bứt phá với mức tăng dư nợ margin đáng ngạc nhiên trong quý vừa qua.

Thủ tướng: Hoàn thiện thủ tục đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam trong 2025

Thủ tướng: Hoàn thiện thủ tục đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam trong 2025

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cơ quan chức năng tích cực hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam trong năm 2025.

BRICS kiểm soát hơn 21% dự trữ vàng của thế giới, Nga – Trung chiếm phần lớn

BRICS kiểm soát hơn 21% dự trữ vàng của thế giới, Nga – Trung chiếm phần lớn

(VNF) - Một báo cáo gần đây từ Hội đồng Vàng Thế giới tiết lộ rằng các quốc gia BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) nắm giữ hơn 21% dự trữ vàng của thế giới. Kho dự trữ đáng kể này thể hiện sức mạnh kinh tế đang gia tăng và ảnh hưởng của các nền kinh tế mới nổi này.

Lãi sau thuế quý III đạt 106 tỷ, VEF vượt 5,6% kế hoạch năm

Lãi sau thuế quý III đạt 106 tỷ, VEF vượt 5,6% kế hoạch năm

(VNF) - Dù mức lãi sau thuế quý III/2024 là thấp nhất trong vòng 8 quý trở lại đây, nhưng chừng đó cũng đã đủ để Công ty Cổ phần Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (UPCoM: VEF) vượt mục tiêu lợi nhuận năm chỉ sau 9 tháng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Dứt khoát bỏ tư duy 'không quản được thì cấm'

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Dứt khoát bỏ tư duy 'không quản được thì cấm'

(VNF) - Yêu cầu đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh phải dứt khoát từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm".