Hydrogen xanh tại Việt Nam: Cơ hội tỷ USD đang 'bế tắc'

Hoàng Hà - Thứ năm, 02/01/2025 13:41 (GMT+7)

(VNF) - Theo chuyên gia, việc sản xuất hydro tái tạo quy mô lớn ở Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí nhiều dự án bế tắc do chưa có hướng dẫn chi tiết sau khi Chính phủ đã ban hành chiến lược hydro quốc gia.

Hydrogen xanh hút nguồn vốn "khủng"

Trong một diễn biến mới đây, UBND tỉnh Bình Định đã báo cáo Bộ Công Thương về tiến độ triển khai Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2040, với điểm nhấn là dự án sản xuất hydrogen xanh do Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Phù Mỹ thực hiện.

Dự án sản xuất hydrogen xanh dự kiến chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn 1 (2026-2030) có công suất từ 450 - 500MW, thí điểm 50MW, sản xuất khoảng 20.000 tấn hydrogen mỗi năm. Giai đoạn 2 (2030 - 2035) sẽ nâng công suất lên 2.000MW, với sản lượng đạt 160.000 tấn/năm. Công nghệ sử dụng trong dự án do Siemens Energy và các đối tác thuộc nhóm G7 cung cấp.

Dự án thuộc Khu công nghiệp Phù Mỹ, được quy hoạch tỷ lệ 1/5000, với quy mô lớn nhất tỉnh. Quy hoạch chung được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt nhiệm vụ từ tháng 3/2024, hoàn thành vào tháng 10/2024 và trình xin ý kiến của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.

Trước đó, tại Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 vào cuối năm 2023, UBND tỉnh đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, cùng giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho tổ hợp sản xuất hydrogen, cảng tổng hợp và khu công nghiệp Phù Mỹ với vốn đầu tư dự kiến khoảng 21.000 tỷ đồng.

Chủ đầu tư dự án, Tập đoàn Đầu tư Phù Mỹ, có vốn điều lệ 1.425 tỷ đồng, do ba cổ đông chính sở hữu: Công ty Cổ phần Tập đoàn Mandala (65%), Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Hướng Việt (20%) và Công ty Cổ phần Đầu tư Cảng biển Việt Nam (15%). Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật của công ty là ông Trần Như Long (sinh năm 1979).

Mặc dù thu hút sự quan tâm của các "ông lớn" nhưng theo UBND tỉnh Bình Định, dự án hydrogen xanh đang đối mặt nhiều thách thức, bao gồm: Chi phí đầu tư cao, đặc biệt cho thiết bị điện phân và điện gió ngoài khơi; việc chưa làm chủ công nghệ sản xuất; giá thành hydrogen xanh còn đắt đỏ và nhu cầu thị trường trong nước hạn chế. UBND tỉnh Bình Định kiến nghị Bộ Công Thương hỗ trợ các chính sách khuyến khích, ưu đãi và tạo cơ chế thu hút vốn đầu tư để đảm bảo tiến độ thực hiện.

Chưa phổ biến bởi chi phí quá cao

Hydrogen xanh (hay hydro phát thải thấp) đang ngày càng nhận được sự quan tâm trên toàn cầu. Trao đổi với VietnamFinance, ông Lê Ngọc Ánh Minh, Chủ tịch CLB Hydrogen Vietnam ASEAN, Chủ tịch điều hành Pacific Group, cho hay từ năm 2022, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã bỏ bảng màu hydro và tập trung vào định nghĩa về hydro phát thải thấp, theo đó, hydro được xem là phát thải thấp khi đạt đến giới hạn về số kg CO2 phát thải để tạo ra 1kg hydro mà quy định này của các nước (Nhật, Hàn, Mỹ, Úc, Canada ..) và các khu vực (như Liên minh Châu Âu, Mỹ La tinh, Trung Đông) có quy định khác nhau.

Dự kiến đến cuối năm 2025, IEA phối hợp với các tổ chức tiêu chuẩn và các quốc gia công nghiệp hàng đầu sẽ đưa ra một định nghĩa rõ ràng về tiêu chuẩn hydro phát thải thấp. Hydro phát thải thấp có thể khai thác và sản xuất từ nhiều nguồn như hydro tự nhiên, hydro điện phân sử dụng nguồn điện tái tạo, hydro sản xuất từ LNG, rác thải, than đá, phụ phẩm nông nghiệp, có tuân thủ đúng chỉ dẫn về hàm lượng CO2, khí nhà kính phát thải vào môi trường.

Ông Lê Ngọc Ánh Minh, Chủ tịch CLB Hydrogen Vietnam ASEAN, Chủ tịch điều hành Pacific Group.

Tuy nhiên, ông Lê Ngọc Ánh Minh nhấn mạnh rằng cho đến nay trên thế giới, việc khai thác hydro tự nhiên chưa được quan tâm nhiều còn việc sản xuất hydro phát thải thấp gặp thách thức lớn về mặt chi phí. Các dự án sản xuất hydro điện phân từ điện tái tạo đều không khả thi về giá thành cho nên chỉ có dưới 1 triệu tấn hydro phát thải thấp được sản xuất trong năm vừa qua. Các dự án lớn từng công bố rầm rộ ở Châu Âu, Úc bởi các đối tác Bắc Âu, Anh, Úc, Nhật Bản đã tuyên bố hủy bỏ hoặc tạm dừng do nhiều nguyên nhân mà trong đó nguyên nhân chính là chi phí quá cao mà tương lai đầu ra tiêu thụ thì không rõ ràng.

Còn tại Việt Nam, việc thăm dò hydro tự nhiên chưa được chú trọng. Tính đến thời điểm hiện tại, chỉ có một nhóm nghiên cứu nhỏ về hydro tự nhiên thuộc CLB Hydrogen Vietnam ASEAN dùng máy dò ra kết quả tại một khu vực ở Cà Mau.

Theo nhận định của ông Lê Ngọc Ánh Minh, việc sản xuất hydro tái tạo quy mô lớn ở Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn do chưa có hướng dẫn chi tiết sau khi Chính phủ đã ban hành chiến lược hydro quốc gia hồi tháng 2 vừa qua. Thách thức chồng chất đối với việc sản xuất hydro tái tạo ở chỗ: Ngoài hướng dẫn chi tiết về an toàn, về quy hoạch chi tiết, về ưu đãi và trợ cấp cho nhà đầu tư, về trợ giá cho bên tiêu thụ như các nước khác, thách thức lớn khác phải kể đến là làm thế nào để đầu tư vào hạ tầng phục vụ lưu trữ, vận chuyển đến người tiêu dùng ở Việt Nam và xuất khẩu.

"Những năm qua, ngành điện tái tạo gặp khó do thiếu hạ tầng truyền tải mà Chính phủ đang tìm cách tháo gỡ. Chi phí đầu tư cho hạ tầng điện tái tạo rất lớn mà chúng ta còn đang loay hoay tháo gỡ thì nguồn tiền đầu tư hạ tầng cho hydro dường như còn rất xa", Chủ tịch CLB Hydrogen Vietnam ASEAN cho hay.

Một thách thức khác đối với địa phương tiếp nhận dự án đầu tư hydro cần lưu ý, theo ông Minh, là phải thận trọng để tránh phê duyệt đầu tư dàn trải gây lãng phí nguồn lực. Theo đó, các địa phương chưa có quy hoạch làm hydro, địa phương thiếu ngành công nghiệp tiêu thụ, thiếu hạ tầng cơ bản cần cân nhắc thận trọng với các dự án hydro được thổi phồng.

Ở góc độ Chính phủ, vị này cho rằng cần nhanh chóng tham khảo tiêu chuẩn quốc tế để sớm ban hành các tiêu chuẩn an toàn trong khai thác, sản xuất và lưu hành hydro và thiết lập quy hoạch định hướng 2050 để tránh việc các nhà đầu tư đổ xô vào xin dự án dàn trải như đã xảy ra với ngành điện tái tạo. Cần sàng lọc các ngành công nghiệp tương thích như các đơn vị dầu khí, khai thác khoáng sản, hoá chất,... tham gia vào việc sản xuất hydro dựa trên chuyên môn và thế mạnh sẵn có của họ.

Đối với các doanh nghiệp, nên tập trung hợp tác sâu rộng với các đối tác quốc tế để nắm công nghệ và hợp tác với Trung Quốc về thương mại và sản xuất thiết bị phục vụ ngành. Hiện nay, Liên minh Châu Âu, Mỹ, Canada áp thuế lên xe điện Trung Quốc và các lần đấu thầu mua sắm thiết bị sản xuất hydro gần đây của EU đã áp mức tối đa 25% thiết bị điện phân có xuất xứ Trung Quốc.

"Doanh nghiệp Việt cần nhanh chóng nắm bắt cơ hội làm thương mại này. Đồng thờI hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp Trung Quốc cùng sản xuất thiết bị để kéo giảm giá thành xuống. Khi ấy, giá hydro do Việt Nam sản xuất mới thực sự kéo giảm, có thể cạnh tranh với các nơi khác được. Cơ hội kinh doanh cũng đến từ việc nghiên cứu sâu các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký với EU, với các nước và khu vực khác để làm thương mại hydro", ông Minh cho biết.

Doanh nghiệp Việt Nam có thể bắt tay với Singapore để làm thương mại năng lượng này vì hiện tại, giá thành sản xuất hydro ở Nam Mỹ, Châu Phi, Australia và Trung Đông được xem là khá cạnh tranh. Về phía Chính phủ, có thể phái cử chuyên gia đầu ngành dầu khí, hoá chất tham gia ứng cử làm làm lãnh đạo các cơ quan năng lượng quốc tế, cơ quan quản lý hydro quốc tế và qua đó, người Việt có vị thế, tiếng nóI trong việc xây dựng chính sách hydro toàn cầu.

"Hydro phát thải thấp là ngành mới và là ngành khó. Doanh nghiệp nên tập trung vào nghiên cứu sâu và thực hiện dự án thận trọng ở quy mô nhỏ và cố gắng đàm phán với đối tác nước ngoài hỗ trợ về tài chính để tránh các rủi ro không lường trước do ngành còn mới mà thị trường tiêu thụ chưa hình thành", Chủ tịch CLB Hydrogen Vietnam ASEAN nhìn nhận.

DN Việt muốn rót gần 1 tỷ USD làm dự án hydrogen xanh ở Bình Định

DN Việt muốn rót gần 1 tỷ USD làm dự án hydrogen xanh ở Bình Định

Người tiên phong  - 7h
(VNF) - Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Phù Mỹ dự kiến đầu tư Dự án Sản xuất hydrogen xanh với công suất từ 450 đến 500 MW, sản lượng 180.000 tấn/năm tại Khu công nghiệp Phù Mỹ.
CLB Hydrogen ASEAN Việt Nam và Hiệp hội Hydroden Nhật Bản ký MOU

CLB Hydrogen ASEAN Việt Nam và Hiệp hội Hydroden Nhật Bản ký MOU

(VNF) - Ngày 1/4 vừa qua, CLB Hydrogen ASEAN Việt Nam (VAHC) đã ký kết Biên bản ghi nhớ Hợp tác chiến lược (MOU) với Hiệp hội Hydrogen Nhật Bản (JH2A).

Việt Nam lên kế hoạch sản xuất hydrogen, nguồn năng lượng sạch và vô tận

Việt Nam lên kế hoạch sản xuất hydrogen, nguồn năng lượng sạch và vô tận

(VNF) - Năng lượng hydrogen là nguồn năng lượng được nhiều nước trên thế giới ưu tiên phát triển hiện nay nhằm thay thế cho các nguồn nhiên liệu hóa thạch.

T&T Group ‘bắt tay’ với các đối tác Hàn Quốc phát triển dự án LNG và hydrogen tại Việt Nam

T&T Group ‘bắt tay’ với các đối tác Hàn Quốc phát triển dự án LNG và hydrogen tại Việt Nam

(VNF) - Trong khuôn khổ Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc, trước sự chứng kiến của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc, Tập đoàn T&T Group và các đối tác Hàn Quốc đã ký và trao biên bản ghi nhớ hợp tác để phát triển các dự án LNG và hydrogen tại Việt Nam.

Ý kiến ( )
 Đề xuất miễn thuế TNCN chuyển nhượng trái phiếu xanh, tín chỉ carbon lần đầu

Đề xuất miễn thuế TNCN chuyển nhượng trái phiếu xanh, tín chỉ carbon lần đầu

(VNF) - Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế thu nhập từ chuyển nhượng tín chỉ carbon lần đầu sau khi phát hành của cá nhân, doanh nghiệp.

Hydro xanh: Đầu tư chiến lược cho năng lượng sạch và bền vững

Hydro xanh: Đầu tư chiến lược cho năng lượng sạch và bền vững

(VNF) - Nhận định Hydro xanh có tiềm năng thay đổi cục diện ngành năng lượng, TS Majo George - ĐH RMIT cho rằng, đến lúc Việt Nam cần đầu tư vào công nghệ hydro xanh.

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

Trước cơ hội lớn, Việt Nam nguy cơ 'mất' hàng chục tỷ USD đầu tư

Trước cơ hội lớn, Việt Nam nguy cơ 'mất' hàng chục tỷ USD đầu tư

(VNF) - Có tiềm năng, hợp với xu thế chuyển đổi năng lượng bền vững, ước tính thị trường cần nhu cầu vốn khoảng 400 – 500 tỷ USD cho đến năm 2050... phát triển điện gió ngoài khơi là một cơ hội lớn của Việt Nam. Tuy vậy, điện gió ngoài khơi tại Việt Nam có nguy cơ hụt “mất” hàng chục tỷ USD, bởi chưa có hành lang pháp lý cho loại hình năng lượng sạch này.

Cơ hội tiếp cận nguồn vốn 15,5 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng xanh

Cơ hội tiếp cận nguồn vốn 15,5 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng xanh

(VNF) - Tổ chức JETP bao gồm nhóm các đối tác quốc tế bao gồm các nước G7, các ngân hàng quốc tế và các tổ chức cho vay tư nhân cam kết giải ngân 15,5 tỷ USD trong vòng 3 đến 5 năm để hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang năng lượng xanh.