Việt Nam lên kế hoạch sản xuất hydrogen, nguồn năng lượng sạch và vô tận

Kỳ Thư - 02/11/2023 16:10 (GMT+7)

(VNF) - Năng lượng hydrogen là nguồn năng lượng được nhiều nước trên thế giới ưu tiên phát triển hiện nay nhằm thay thế cho các nguồn nhiên liệu hóa thạch.

VNF

Bộ Công Thương vừa có văn bản đề nghị Chính phủ phê duyệt Chiến lược về sản xuất năng lượng hydrogen đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo số liệu từ Bộ Công thương, tính đến đầu năm 2023, đã có hơn 40 quốc gia ban hành Chiến lược quốc gia về năng lượng hydrogen cùng các chính sách hỗ trợ về tài chính lớn nhằm hình thành và phát triển ngành công nghiệp hydrogen.

Một số quốc gia điển hình đi đầu có thể kể đến EU, Đức, Đan Mạch, Hà Lan, Úc, Canada, Mỹ... Trong đó, EU đã đặt mục tiêu đạt 13-14%, Nhật Bản và Hàn Quốc lần lượt là 10% và 33% về tỉ lệ năng lượng hydrogen trong cơ cấu năng lượng vào năm 2050.

Mới đây, Mỹ đã công bố chiến lược phát triển hydrogen với mục tiêu đạt 10 triệu tấn hydrogen sạch/năm vào năm 2030 để loại bỏ cacbon trong các lĩnh vực sản xuất amoniac và lọc dầu, sẽ tăng lên 50 triệu tấn/năm để mở rộng phạm vi ứng dụng hydrogen vào năm 2050.

Tại Việt Nam, việc phát triển năng lượng hydrogen đã được Bộ Chính trị chỉ đạo tại Nghị quyết số 55 – NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045, cụ thể là thực hiện nghiên cứu công nghệ, xây dựng một số đề án thử nghiệm sản xuất và khuyến khích sử dụng năng lượng hydrogen phù hợp với xu hướng chung của thế giới.

Theo Bộ Công thương, trong bối cảnh diễn ra xu hướng dịch chuyển năng lượng toàn cầu, cũng như những cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 về lộ trình giảm phát thải chống biến đổi khí hậu đến năm 2050, hydrogen đang được xem là nguồn năng lượng ưu tiên phát trển nhắm thay thế cho các nguồn nhiên liệu hoá thạch và dự báo sẽ chiếm tỷ lệ đáng kể trong cơ cấu năng lượng của Việt Nam trong tương lai.

Chiến lược phát triển hydrogen nhằm mục tiêu hình thành và phát triển chuỗi giá trị hydrogen sạch tại Việt Nam, bao gồm hydrogen và các dẫn xuất, phục vụ cho việc đẩy mạnh ứng dụng hydrogen trong các lĩnh vực điện sản xuất điện, giao thông vận tải và các ngành công nghiệp khác. Việt Nam phấn đấu sản xuất được 100-500 ngàn tấn hydrogen vào năm 2030 và tăng lên

Cùng với đó, Bộ Công Thương đề xuất Việt Nam đặt mục tiêu sản xuất được 100.000 - 500.000 tấn hydrogen vào năm 2030, và tăng lên 10 - 20 triệu tấn vào năm 2050. Số lượng này tương đương chiếm 5 - 10% nhu cầu sử dụng năng lượng trong nước, đáp ứng được mục tiêu đặt ra trong quy hoạch năng lượng quốc gia.

Năng lượng hydrogen dự tính phục vụ chủ yếu trong các lĩnh vực sản xuất điện, giao thông vận tải và các ngành công nghiệp khác (lọc dầu, phân bón, luyện kim, xi măng...).

Cùng chuyên mục
Tin khác
Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

(VNF) - Dù được đầu tư hàng trăm tỉ đồng, song Trung tâm thương mại - chợ Đồng Đăng lại rơi vào cảnh đìu hiu, hoang vắng ngắt. Cả khu thương mại lớn được đầu tư xây dựng bề thế nay đã phải đóng cửa.