'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Các ngân hàng ở Việt Nam đang dịch chuyển dần sang mô hình kỹ thuật số, tuy nhiên đối với một số đơn vị, hành trình chuyển đổi số vẫn đang diễn ra một cách từ tốn.
Backbase cho biết trong số các nhà lãnh đạo nắm quyền quyết định trong các ngân hàng bán lẻ Việt Nam được phỏng vấn trong báo cáo, 58% cho biết tổ chức của họ đang triển khai hoặc mở rộng việc cung cấp dịch vụ ngân hàng số, 28% chia sẻ rằng công ty họ "không quan tâm" hoặc "đang dần loại bỏ" dịch vụ số này.
Qua khảo sát, 42% nhà lãnh đạo tại các ngân hàng bán lẻ của Việt Nam cho biết họ sẽ tăng cường đầu tư cho các sáng kiến về sức khỏe tài chính trong vòng 12 tháng tới. 74% nói rằng "đang lên kế hoạch" hoặc "tích cực mở rộng" các sáng kiến về sức khỏe tài chính trên nền tảng số.
Việc các ngân hàng tích cực "vượt rào cản" cùng với tăng tốc chuyển đổi số, triển khai ứng dụng theo dõi sức khỏe tài chính hướng đến người tiêu dùng, có thể đóng một vai trò quan trọng giúp thúc đẩy niềm tin vào ngân hàng số và gia tăng giá trị cuộc sống cho người Việt.
Trong 12 tháng tới, việc áp dụng sáng kiến về sức khỏe tài chính sẽ được cải tiến nhiều hơn, và trong vòng 24 tháng nữa người Việt sẽ có những trải nghiệm số hoàn toàn khác với các ngân hàng hiện tại.
Đáng chú ý, khảo sát này cho thấy 67% người dùng tại Việt Nam cảm thấy "căng thẳng" về tình trạng tài chính. Chỉ 26% cảm thấy "thoải mái" và 45% cho biết họ "được cập nhật" về các thông tin tài chính.
Báo cáo chỉ ra, có tới 50% người Việt không hoàn thành được mục tiêu tài chính của mình, 62% cảm thấy bản thân đang ‘ngập’ trong nợ nần, và 71% không biết phải tìm lời khuyên tài chính đáng tin cậy từ đâu.
Theo báo cáo này, người dùng Việt Nam ít tiếp cận thông tin tài chính trên các trang thông tin điện tử và ứng dụng của ngân hàng nhất (chỉ 54%), so với các nước trong khu vực.
Bên cạnh đó, có tới 74% ngân hàng Việt Nam không chắc chắn về việc hợp tác với những công ty công nghệ tài chính (fintech). Tuy nhiên, 50% ngân hàng Việt Nam cho rằng việc phát triển các công cụ giúp nâng cao hiểu biết tài chính sẽ là động lực thiết yếu để thúc đẩy kết quả kinh doanh cũng như hỗ trợ sức khỏe tài chính cho khách hàng, từ đó giúp ngân hàng chiếm lợi thế với tư cách người dẫn đầu.
Người tiêu dùng Việt Nam đang có mức độ tin tưởng tương đối thấp đối với các ngân hàng chỉ có hiện diện số (digital-only bank), với kết quả khảo sát chỉ 16% người dùng cho biết họ có đặt niềm tin vào ngân hàng số.
Có thể thấy dường như vấn đề niềm tin và việc tiếp cận thông tin là rào cản mà các ngân hàng, Fintech ở Việt Nam vẫn đang cần phải vượt qua để khơi gợi, củng cố, xây dựng lòng tin cho người dùng.
Theo đó, các ngân hàng Việt Nam và khách hàng của họ mới chỉ đang ở bước đầu trên hành trình số hóa. Khi người Việt càng nắm bắt nhiều thông tin hơn và có quyền kiểm soát để đưa ra những lựa chọn tài chính sáng suốt hơn, họ sẽ càng tin tưởng vào các tổ chức trao cho họ cơ hội này. Công nghệ hiện nay đã cho phép chúng ta hiện thực hóa điều đó. Xu hướng này đang diễn ra trên toàn cầu, và nghiên cứu của Backbase cho thấy một chiến lược tương tự cũng sẽ có hiệu quả khi áp dụng ở Việt Nam. Đây là chất xúc tác để ngành ngân hàng số của Việt Nam thật sự khởi sắc.
Căn cứ trên các kết quả khảo sát, đơn vị cung cấp nền tảng tương tác kỹ thuật số này tin rằng thông qua những cải tiến trong công nghệ trí tuệ nhân tạo (A.I), các phân tích hành vi người dùng trong thói quen chi tiêu, trải nghiệm người dùng và công nghệ ưu tiên thiết bị di dộng như các ứng dụng đã mang đến một loạt công cụ giúp nâng cao hiểu biết tài chính cho người dùng.
Các công cụ đó có thể kể đến như: phân tích chi tiêu, lập mục tiêu tiết kiệm, phân loại giao dịch, gợi ý tài chính được cá nhân hóa, và lập lịch thanh toán hóa đơn.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.