'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) mới đây đã ban hành Thông tư số 14/2021 (Thông tư 14) ngày 7/9/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020 ngày 13/3/2020 (Thông tư 01) của Thống đốc NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Theo đó, NHNN sửa đổi phạm vi khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí theo hướng bao gồm cả khoản nợ phát sinh từ ngày 10/6/2020 đến trước ngày 1/8/2021, thay vì chỉ bao gồm các khoản nợ phát sinh đến trước ngày 10/6/2020 theo quy định tại Thông tư 01.
Bên cạnh đó, việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng theo dự thảo mới cũng sẽ kéo dài thêm 6 tháng so với Thông tư 01.
Được biết, nguyên nhân khiến NHNN gia hạn thời gian cơ cấu nợ thêm 6 tháng là do căn cứ vào kế hoạch tiêm chủng và kế hoạch kiểm soát dịch bệnh của Chính phủ. Tại dự thảo Thông tư lần 1 lấy ý kiến các đơn vị trong NHNN, cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng đã đánh giá và đề xuất việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí và giữ nguyên nhóm nợ được áp dụng đối với số dư nợ phát sinh trong khoảng thời gian từ 23/1/2020 đến ngày 30/6/2022 là phù hợp.
Điều này nhằm hỗ trợ tốt hơn cho các doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng với dịch, theo đó, khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 sẽ có thêm khoảng thời gian 6 tháng để phục hồi sản xuất, kinh doanh.
>>> Xem thêm: NHNN chính thức sửa Thông tư 01, nợ cơ cấu lại kéo dài thêm 6 tháng
HĐQT Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank,HoSE: EIB) vừa thông báo đã bổ nhiệm ông Trần Tấn Lộc giữ chức vụ tổng giám đốc của ngân hàng sau khi đã được phê duyệt từ Ngân hàng Nhà nước.
Theo đó, ông Trần Tấn Lộc đảm nhiệm chức vụ tổng giám đốc Eximbank kể từ ngày 8/9/2021, thời giạn giữ chức vụ là 1 năm.
Ông Trần Tấn Lộc là tiến sĩ kinh tế, đã đảm nhận nhiều vị trí quan trọng tại Eximbank. Trước khi được bổ nhiệm vị trí CEO Eximbank, ông Lộc đã giữ các vị trí như phó phòng, trưởng phòng, trợ lý tổng giám đốc, phó tổng giám đốc thường trực, quyền tổng giám đốc, phó tổng giám đốc.
Như vậy, sau 2 năm kể từ khi ông Lê Văn Quyết rời ghế tổng giám đốc để nhận nhiệm vụ mới vào tháng 6/2019, Eximbank mới chính thức có quyết định bổ nhiệm nhân sự chức danh tổng giám đốc.
Về kết quả kinh doanh, lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, thu nhập lãi thuần của Eximbank tăng 11,7% đạt hơn 1.797 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt hơn 611 tỷ đồng, tăng hơn 10,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
>>> Xem thêm: Ông Trần Tấn Lộc chính thức được bổ nhiệm Tổng giám đốc Eximbank
Nội dung thông báo của Vietcombank trên fanpage dẫn quy định tại Thông tư 23/2014/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước và quy định hiện hành của Vietcombank, ngân hàng cho biết sẽ thực hiện in sao kê tài khoản để cung cấp theo yêu cầu của khách hàng.
Theo Vietcombank, trên sao kê tài khoản, ngân hàng này cung cấp thông tin về số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ, các giao dịch trong kỳ sao kê và số dư cuối ngày của tài khoản. Trong đó, số dư cuối ngày của tài khoản được hiển thị một lần vào cuối mỗi ngày giao dịch.
Cũng theo Vietcombank, tuỳ theo hình thức nhận sao kê theo yêu cầu của khách hàng (bằng văn bản hoặc qua các kênh trực tuyến), các định dạng về mẫu sao kê có thể khác nhau nhưng đều đảm bảo đầy đủ thông tin quy định.
"Chúng tôi luôn cam kết về tính minh bạch, chính xác của các thông tin trên sao kê tài khoản của khách hàng được cung cấp chính thức bởi Vietcombank. Theo quy định về bảo mật thông tin, ngân hàng chỉ được quyền cung cấp thông tin sao kê tài khoản cho khách hàng, người được khách hàng ủy quyền hợp pháp hoặc các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu", thông báo của Vietcombank khẳng định.
Động thái của Vietcombank được cho là liên quan đến việc mới đây, một nghệ sĩ công bố sao kê từ thiện từ tài khoản Vietcombank và công khai trên trang cá nhân. Ngay sau đó, nhiều người bất ngờ tấn công fanpage ngân hàng Vietcombank khiến ngân hàng này phải khóa bình luận.
>>> Xem thêm: Vietcombank lên tiếng giữa 'cơn bão sao kê'
Công ty Cổ phần May – Diêm Sài Gòn mới đây đã báo cáo về việc bán ra 5 triệu cổ phiếu MSB trong ngày 7/9, nhằm mục đích đầu tư tài chính.
Sau giao dịch, công ty này hạ tổng số cổ phiếu MSB nắm giữ xuống còn hơn 67,5 triệu đơn vị, tương đương tỷ lệ sở hữu 5,75%. Tạm tính theo giá giao dịch trung bình của MSB trong phiên 7/9, May – Diêm Sài Gòn có thể đã thu về 146 tỷ đồng từ việc bán bớt cổ phiếu MSB.
Trước đó, May – Diêm Sài Gòn đã mua vào 6,3 triệu cổ phiếu MSB trong phiên 17/8, số tiền đã chi ước tính hơn 198 tỷ đồng.
Được biết, 4 đơn vị có liên quan đến May – Diêm Sài Gòn đang nắm giữ cổ phiếu MSB là Công ty Cổ phần Sông Hồng, Công ty Cổ phần Đầu tư Tiến An, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Hà Tây và Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Bất động sản TNR Holdings Việt Nam.
Trong đó, May – Diêm Sài Gòn hiện là cổ đông lớn sở hữu trên 5% vốn của Công ty Cổ phần Sông Hồng, còn 3 đơn vị còn lại là cổ đông lớn sở hữu trên 5% vốn của May – Diêm Sài Gòn. Tổng số cổ phiếu MSB mà nhóm cổ đông này nắm giữ là gần 101 triệu đơn vị, tương đương 8,59%.
Trong một diễn biến khác, MSB mới đây đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm 3.525 tỷ đồng thông qua hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức.
>>> Xem thêm: May – Diêm Sài Gòn bán xong 5 triệu cổ phiếu MSB
Theo báo cáo phân tích ngành ngân hàng công bố mới đây, Công ty Chứng khoán VNDirect cho rằng ngành ngân hàng là lựa chọn đầu tư tiêu biểu trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi sau đại dịch và giờ là thời điểm để tích lũy cổ phiếu ngân hàng.
“Chiếm 1/4 giá trị vốn hóa thị trường, rõ ràng, ngành ngân hàng là một trong những ngành thu hút dòng vốn từ sự tham gia ngày càng tăng của nhà đầu tư cá nhân", nhóm chuyên gia nêu góc nhìn.
Việc giá cổ phiếu ngân hàng điều chỉnh mạnh trong thời gian qua, theo VNDirect, phần nào đã phản ánh tác động tiêu cực của đợt bùng phát hiện nay. Vì vậy cổ phiếu ngân hàng trở nên hấp dẫn hơn khi cân nhắc giữa rủi ro và hiệu quả đầu tư.
Công ty chứng khoán này lưu ý rủi ro chính đối với ngành ngân hàng hiện nay là việc áp dụng giãn cách xã hội do dịch Covid-19 lâu hơn dự kiến; hoặc một biến thể khác của chủng virus phát sinh có thể cản trở hoạt động kinh tế trở lại bình thường. Điều này có thể khiến các ngân hàng ghi nhận trích lập dự phòng cao hơn và cầu tín dụng yếu hơn so với dự báo trong giai đoạn nửa sau 2021 và 2022. Một rủi ro khác là NIM giảm nhiều hơn dự báo do nhu cầu tín dụng bị suy yếu.
Trong bối cảnh lợi nhuận của ngành ngân hàng có xu hướng tăng chậm lại trong các quý tiếp theo, VNDirect ưa thích các ngân hàng có 3 đặc điểm sau:
Thứ nhất, trong bối cảnh tín dụng phục hồi yếu, các ngân hàng có có khả năng đẩy mạnh tín dụng, hoặc có khả năng để nâng cao tỷ trọng thu nhập ngoài lãi (thông qua bancassurance, dịch vụ ngân hàng đầu tư, kinh doanh ngoại hối…) sẽ là những ngân hàng chiếm ưu thế.
Thứ hai, trong bối cảnh cạnh tranh tiền gửi ít gay gắt hơn và thanh khoản dồi dào, các ngân hàng có khả năng thúc đẩy vay cá nhân nên được chú ý bởi có thể có được lợi suất tài sản tốt hơn.
Thứ ba, do lo ngại về khả năng nợ xấu tăng cao trong một vài quý tiếp theo, các ngân hàng có chất lượng tài sản vững chắc và có nguồn dự phòng dồi dào sẽ là sự lựa chọn hợp lý.
>>> Xem thêm: VNDirect nêu loạt lý do nên tích lũy cổ phiếu ngân hàng
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.