Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về chống lãng phí

TTXVN - 13/10/2024 20:40 (GMT+7)

Xin trân trọng giới thiệu nội dung bài viết: “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm:

1. Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm công tác phòng, chống lãng phí, đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kết luận về vấn đề này và lãnh đạo cả hệ thống chính trị, toàn dân tổ chức thực hiện đạt nhiều kết quả. Trước yêu cầu tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú trọng phòng, chống lãng phí. Bác căn dặn “Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của Chính phủ”; Người chỉ rõ “Tham ô có hại nhưng lãng phí có khi còn hại nhiều hơn: Nó tai hại hơn tham ô vì lãng phí rất phổ biến...” ; “Lãng phí tuy không lấy của công đút túi, song kết quả cũng rất tai hại cho nhân dân, cho Chính phủ. Có khi tai hại hơn nạn tham ô”; Người nhiều lần nhấn mạnh “Phải quý trọng của công: Tất cả cái ăn, cái mặc, cái dùng của các cô, các chú là mồ hôi nước mắt của đồng bào. Phải tiết kiệm, giữ gìn, không được lãng phí; “Tham ô, lãng phí, quan liêu là một thứ "giặc ở trong lòng”. Nếu chiến sĩ và nhân dân ra sức chống giặc ngoại xâm mà quên chống giặc nội xâm, như thế là chưa làm tròn nhiệm vụ của mình. Vì vậy, chiến sĩ và nhân dân phải hăng hái tham gia phong trào ấy”.

Không chỉ là thường xuyên căn dặn, nhắc nhở, bàn luận về tiết kiệm, chống lãng phí dưới góc độ lý luận, Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là tấm gương mẫu mực, sáng ngời về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đã truyền cảm hứng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ra sức thi đua, huy động, hội tụ tiềm lực, sức mạnh chiến thắng thực dân, đế quốc, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư các khóa đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, kết luận về phòng, chống lãng phí. Ngày 21/8/2006, Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; ngày 25/5/2012, Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) ban hành Kết luận số 21-KL/TW về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba, Ban Chấp hành Trung ương (khóa X); ngày 21/12/2012, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 21-CT/TW về việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; ngày 25/12/2023, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 27-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng chỉ rõ: “Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí... chưa có chuyển biến rõ rệt... phát hiện, xử lý tham nhũng, lãng phí vẫn còn hạn chế... Tham nhũng, lãng phí... vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp... ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội”.

Thể chế hóa các chủ trương của Đảng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa X ban hành Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 1998; Quốc hội đã thông qua Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2005 và năm 2013; Hiến pháp năm 2013 quy định “Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng trong hoạt động kinh tế - xã hội và quản lý nhà nước”.

Thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Hiến pháp và quy định của pháp luật, các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương đã xác định rõ hơn trách nhiệm trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống lãng phí. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, khai thác, sử dụng các nguồn lực của đất nước được nâng lên. Ngân sách nhà nước được kiểm soát chặt chẽ từ khâu lập đến chấp hành dự toán và quyết toán; mua sắm, trang bị, quản lý và sử dụng tài sản, phương tiện đi lại, trang thiết bị làm việc trong các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách thực hiện theo đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định; công tác quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn, tài sản nhà nước có chuyển biến tích cực.

Việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước được triển khai; quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, ý thức tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng của nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực. Kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã góp phần đưa công cuộc đổi mới đạt những thành tựu vĩ đại; đạt và vượt hầu hết các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội qua các nhiệm kỳ, kể cả trong bối cảnh có những thách thức chưa từng có tiền lệ như dịch bệnh, thiên tai; huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội của đất nước.

Bên cạnh kết quả, lãng phí còn diễn ra khá phổ biến, dưới nhiều dạng thức khác nhau, đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho phát triển. Trong đó, gây suy giảm nguồn lực con người, nguồn lực tài chính, giảm hiệu quả sản xuất, tăng gánh nặng chi phí, gây cạn kiệt tài nguyên, gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Hơn thế, lãng phí còn gây suy giảm lòng tin của người dân với Đảng, Nhà nước, tạo rào cản vô hình trong phát triển kinh tế - xã hội, bỏ lỡ thời cơ phát triển của đất nước. Một số dạng thức của lãng phí đang nổi lên gay gắt hiện nay, đó là: Chất lượng xây dựng, hoàn thiện pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn công cuộc đổi mới dẫn đến khó khăn, cản trở việc thực thi, gây thất thoát, lãng phí các nguồn lực. Lãng phí thời gian, công sức của doanh nghiệp, cá nhân khi thủ tục hành chính rườm rà, dịch vụ công trực tuyến chưa thuận tiện và thông suốt. Lãng phí cơ hội phát triển của địa phương, của đất nước do bộ máy nhà nước có nơi, có lúc hoạt động chưa hiệu quả, một bộ phận cán bộ nhũng nhiễu, thiếu năng lực, né tránh, đùn đẩy công việc, sợ trách nhiệm; do chất lượng, năng suất lao động thấp. Lãng phí tài nguyên thiên nhiên; lãng phí tài sản công do quản lý, sử dụng chưa hiệu quả, trong đó giải ngân vốn đầu tư công; cổ phần hóa, xử lý thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước; sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước, các dự án sử dụng nhiều tài nguyên đất và nước; thực hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia, các gói tín dụng hỗ trợ phát triển an sinh xã hội hầu hết rất chậm. Lãng phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của nhân dân diễn ra dưới nhiều hình thức.

Ngoài những nguyên nhân dẫn đến từng dạng thức lãng phí, còn do thực thi các nghị quyết, chỉ thị, văn bản pháp luật về phòng, chống lãng phí trong thực tế vẫn còn hạn chế; hệ thống tiêu chuẩn, định mức, chế độ, một số chưa phù hợp thực tế nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung; xử lý lãng phí chưa được đề cao, thường gắn với xử lý tham nhũng như hệ lụy kéo theo. Chưa tạo được phong trào thi đua rộng khắp về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cũng như dư luận xã hội mạnh mẽ để phê phán, lên án những hành vi gây lãng phí. Việc xây dựng văn hóa tiết kiệm, không lãng phí trong xã hội chưa được quan tâm đúng mức.

2. Chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Đây cũng là thời điểm để định hình tương lai của chúng ta. Để nắm bắt cơ hội, đẩy lùi thách thức, gia tăng mạnh mẽ nguồn lực chăm lo cho nhân dân, làm giàu cho đất nước trong giai đoạn cách mạng mới, xây dựng tương lai tốt đẹp, công tác phòng, chống lãng phí cần được triển khai quyết liệt, đồng bộ với những giải pháp hữu hiệu, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, trở thành tự nguyện, tự giác của mỗi cán bộ, đảng viên và người dân, văn hóa ứng xử trong thời đại mới; chú trọng một số giải pháp trọng tâm, sau đây:

Thứ nhất, cần thống nhất nhận thức đấu tranh phòng, chống lãng phí là cuộc chiến chống “giặc nội xâm” đầy cam go, phức tạp; là một phần của cuộc đấu tranh giai cấp; có vị trí tương đương với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để xây dựng Đảng ta vững mạnh, “là đạo đức, là văn minh” Tập trung tuyên truyền sâu rộng, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong cán bộ, đảng viên và người lao động, trước hết là sự nêu gương của người đứng đầu tại từng cơ quan, tổ chức, cá nhân khu vực công, khu vực tư về ý nghĩa, tầm quan trọng và trách nhiệm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tiết kiệm, chống lãng phí phải được thể hiện rõ nét qua những cam kết, kế hoạch, có lãnh đạo, có chỉ tiêu cụ thể, tiến hành thường xuyên, triệt để. Xây dựng, triển khai thiết thực các cuộc vận động, phong trào thi đua về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo khí thế thi đua sôi nổi, rộng khắp trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong thực hiện tốt công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Thứ hai, tập trung hoàn thiện và tổ chức triển khai có hiệu quả thể chế phòng, chống lãng phí; xử lý nghiêm các cá nhân, tập thể có hành vi, việc làm gây thất thoát, lãng phí tài sản công. Ban hành quy định của Đảng nhận diện cụ thể những biểu hiện lãng phí trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên; quy định vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác phòng, chống lãng phí; xây dựng và tổ chức thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí. Tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo hướng tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho giám sát, kiểm tra, phát hiện, xử lý mạnh, có tính răn đe cao đối với các hành vi lãng phí; xây dựng cơ chế thực sự hữu hiệu cho giám sát, phát hiện lãng phí của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và nhân dân. Đẩy mạnh phát hiện, xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm gây lãng phí lớn tài sản công theo tinh thần “xử lý một vụ cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”.

Thứ ba, tập trung giải quyết triệt để các nguyên nhân dẫn đến lãng phí tài sản công, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực chăm lo nhân dân và phát triển đất nước. Trọng tâm là:

(i) Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật, coi đây là yếu tố quan trọng để phòng, chống lãng phí. Trong đó, xây dựng pháp luật phải xuất phát từ thực tiễn; vừa làm vừa rút kinh nghiệm; không cầu toàn, không nóng vội; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi thông nguồn lực, giải quyết, khắc phục điểm nghẽn, mở rộng không gian, tạo đà cho phát triển. Thường xuyên đánh giá hiệu quả, chất lượng chính sách sau ban hành để kịp thời điều chỉnh bất cập, mâu thuẫn, giảm thiểu thất thoát, lãng phí các nguồn lực. Rà soát, bổ sung các quy định về cơ chế quản lý, các định mức kinh tế - kỹ thuật không còn phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước. Hoàn thiện các quy định xử lý hành vi lãng phí; các quy định về quản lý, sử dụng tài sản công; thể chế trong ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, tạo sự đồng bộ trong chuyển đổi để giảm thiểu lãng phí.

(ii) Cải cách triệt để, giảm tối đa thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ của người dân, doanh nghiệp; chống bệnh quan liêu.

(iii) Sử dụng tài nguyên, nhân lực, vật lực hiệu quả; tăng cường tính bền vững, tối ưu hóa quy trình làm việc; nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng. Giải quyết dứt điểm tồn tại kéo dài đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, dự án hiệu quả thấp, gây thất thoát, lãng phí lớn; các ngân hàng thương mại yếu kém. Sớm hoàn thành cổ phần hóa, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Tổng kết, nhân rộng kinh nghiệm triển khai dự án đường dây 500 kv mạch 3 Quảng Trạch (Quảng Bình) - Phố Nối (Hưng Yên) để rút ngắn thời gian thực hiện các công trình, dự án đầu tư công trọng điểm, quan trọng quốc gia, đường cao tốc, công trình trọng điểm, liên vùng, dự án có tác động lan tỏa.

(iv) Tập trung xây dựng, tinh gọn bộ máy tổ chức Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội để hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là người đứng đầu các cấp đủ phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ trong điều kiện mới. Có các giải pháp cụ thể tăng năng suất lao động, nâng cao giá trị lao động Việt Nam trong giai đoạn mới.

Thứ tư, xây dựng văn hóa phòng, chống lãng phí; đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành “tự giác”, “tự nguyện”, “cơm ăn nước uống, áo mặc hàng ngày”. Xây dựng văn hóa tiết kiệm, chống lãng phí trong các cơ quan, tổ chức; khuyến khích nhân dân tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo thói quen quý trọng tài sản của Nhà nước, công sức của nhân dân, sự đóng góp của tập thể và công sức của mỗi cá nhân; coi việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ hằng ngày. Thực hiện đồng bộ các giải pháp xây dựng văn hóa tiết kiệm, ý thức tiết kiệm; tư duy làm việc khoa học, quản lý thời gian hiệu quả, hình thành trách nhiệm đạo đức xã hội gắn với thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật.

V.I. Lênin nói “Chúng ta phải thực hành tiết kiệm tột mức trong bộ máy nhà nước của chúng ta. Chúng ta phải bài trừ mọi vết tích lãng phí mà nước Nga quân chủ và bộ máy quan liêu tư bản chủ nghĩa của nó đã để lại đầy rẫy”[8]; Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu nhấn mạnh “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội phải khắc phục khuyết điểm, tức là phải tăng gia sản xuất, tiết kiệm, chống lãng phí, bảo vệ của công”[9]; để đưa đất nước vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, 100 năm thành lập nước, nhất định chúng ta phải quyết tâm phòng, chống lãng phí gắn với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: 'Việt Nam đã sẵn sàng cho một khởi điểm lịch sử mới'

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: 'Việt Nam đã sẵn sàng cho một khởi điểm lịch sử mới'

Tiêu điểm 190 ngày trước
(VNF) - Tại buổi tiếp các học giả tại Đại học Columbia, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định Việt Nam đã sẵn sàng cho một khởi điểm lịch sử mới, kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Cùng chuyên mục
'Mục tiêu tăng trưởng cao nhưng nền kinh tế đang chậm hơn so với kế hoạch'

'Mục tiêu tăng trưởng cao nhưng nền kinh tế đang chậm hơn so với kế hoạch'

21/03/25 16:00 (GMT+7)

(VNF) - ông Nguyễn Hoàng Linh – Giám đốc Nghiên cứu, Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank VCBF nhận định: "Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng rất cao nhưng nếu nhìn chỉ tiêu tăng trưởng từng khu vực sẽ thấy nền kinh tế đang chậm hơn so với kế hoạch",

Không thu phí, lệ phí khi người dân thay đổi giấy tờ do sáp nhập tỉnh, xã

Không thu phí, lệ phí khi người dân thay đổi giấy tờ do sáp nhập tỉnh, xã

20/03/25 15:32 (GMT+7)

(VNF) - Tổ chức, cá nhân phải thay đổi giấy tờ, thủ tục do sắp xếp đơn vị hành chính sẽ không bị thu phí, lệ phí.

Các tỉnh sau sáp nhập tổ chức đại hội đảng trước ngày 31/10

Các tỉnh sau sáp nhập tổ chức đại hội đảng trước ngày 31/10

20/03/25 15:10 (GMT+7)

(VNF) - Theo chỉ đạo, các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương sau khi sắp xếp phải hoàn thành tổ chức đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh, thành phố nhiệm kỳ 2025-2030 trước ngày 31/10/2025.

Việt Nam – UAE: Mở rộng kết nối kinh doanh và đầu tư

Việt Nam – UAE: Mở rộng kết nối kinh doanh và đầu tư

20/03/25 15:07 (GMT+7)

(VNF) - Diễn đàn Kinh doanh và Đầu tư Việt Nam – UAE mang đến những cơ hội kết nối, hợp tác chiến lược và mở ra nhiều triển vọng trong việc phát triển quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia.

'Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tự cường phải dựa vào kinh tế nhân dân'

'Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tự cường phải dựa vào kinh tế nhân dân'

20/03/25 15:00 (GMT+7)

(VNF) - Theo PGS-TS Trần Hoàng Ngân: Để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tự cường, chúng ta phải dựa vào kinh tế tư nhân, hay còn gọi là kinh tế nhân dân”,

Quốc hội thông qua nghị quyết sáp nhập các tỉnh trước ngày 30/6

Quốc hội thông qua nghị quyết sáp nhập các tỉnh trước ngày 30/6

20/03/25 14:49 (GMT+7)

(VNF) - Theo kế hoạch, trước ngày 30/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ thông qua nghị quyết sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã; Quốc hội thông qua nghị quyết sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Vingroup trình phương án làm đường sắt đô thị TP. HCM - Cần Giờ 4 tỷ USD

Vingroup trình phương án làm đường sắt đô thị TP. HCM - Cần Giờ 4 tỷ USD

20/03/25 12:03 (GMT+7)

(VNF) - Tuyến đường sắt đô thị tốc độ cao kết nối trung tâm TP. HCM với huyện Cần Giờ do Vingroup đề xuất có tổng mức đầu tư khoảng 102.370 tỷ đồng (4,09 tỷ USD).

‘Thời của DN nghĩ lớn và làm ăn lớn, không dành cho những toan tính nhỏ lẻ'

‘Thời của DN nghĩ lớn và làm ăn lớn, không dành cho những toan tính nhỏ lẻ'

19/03/25 09:00 (GMT+7)

(VNF) - Theo PGS. TS. Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam: “Đây là thời của các doanh nghiệp nghĩ lớn và làm ăn lớn và cơ hội dành cho những người muốn trở thành "anh hùng". Cuộc đua cạnh tranh không giành cho những người toan tính kiếm ăn nhỏ lẻ”,

Chi tiết 3 lần nhận tiền của cựu Bí thư Vĩnh Phúc: Giơ 1 ngón trỏ có 1 triệu USD

Chi tiết 3 lần nhận tiền của cựu Bí thư Vĩnh Phúc: Giơ 1 ngón trỏ có 1 triệu USD

18/03/25 17:51 (GMT+7)

(VNF) - Cựu Bí thư Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan gọi Nguyễn Văn Hậu (Hậu "pháo") đến nhà riêng và nói “chị có việc, chuẩn bị ngay cho chị 1 triệu USD”, rồi giơ 1 ngón trỏ bàn tay phải ra hiệu.

Khối tài sản khủng của Hậu 'Pháo' và các bị can: 1.440 bất động sản, 43 sổ tiết kiệm

Khối tài sản khủng của Hậu 'Pháo' và các bị can: 1.440 bất động sản, 43 sổ tiết kiệm

18/03/25 17:05 (GMT+7)

(VNF) - Với khối tài sản khủng, Nguyễn Văn Hậu (Hậu 'Pháo'), Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn đã đưa hối lộ hơn 132 tỷ đồng cho nhiều quan chức các địa phương.

'Việt Nam nên tăng nhập khẩu LNG, máy bay từ Mỹ để tránh nguy cơ áp thuế'

'Việt Nam nên tăng nhập khẩu LNG, máy bay từ Mỹ để tránh nguy cơ áp thuế'

18/03/25 16:56 (GMT+7)

(VNF) - Cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Ted Osius, cho rằng nguy cơ hàng hóa Việt Nam bị Mỹ áp thuế là hoàn toàn hiện hữu, và chính phủ nên chủ động thực hiện các bước để giảm thiểu nguy cơ này.

534 lượng vàng SJC và hơn 1 triệu USD xuất hiện trong vụ án Tập đoàn Phúc Sơn

534 lượng vàng SJC và hơn 1 triệu USD xuất hiện trong vụ án Tập đoàn Phúc Sơn

18/03/25 16:18 (GMT+7)

(VNF) - Trong vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn và các tỉnh liên quan, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiến hành thu giữ hàng loạt tài sản có giá trị.

Việt Nam đón phái đoàn doanh nghiệp Mỹ lớn nhất từ trước tới nay

Việt Nam đón phái đoàn doanh nghiệp Mỹ lớn nhất từ trước tới nay

18/03/25 15:56 (GMT+7)

(VNF) - Từ ngày 18 đến 20/3, Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC) đã dẫn đầu đoàn lãnh đạo cấp cao đến từ 58 tập đoàn hàng đầu của Mỹ tới Hà Nội trong khuôn khổ Chương trình Giao thương tại Việt Nam năm 2025.

‘Quản trị công hiệu quả khi mang tính bao trùm, đổi mới và lấy người dân làm trung tâm’

‘Quản trị công hiệu quả khi mang tính bao trùm, đổi mới và lấy người dân làm trung tâm’

18/03/25 15:51 (GMT+7)

(VNF) - Phát biểu tại buổi tọa đàm “Lãnh đạo và quản trị công hiệu quả, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Kinh nghiệm Bắc Âu và Việt Nam”, Đại sứ Thụy Điển Johan Ndisi nhấn mạnh rằng: "Quản trị hiệu quả nhất khi mang tính bao trùm, đổi mới và lấy người dân làm trung tâm".

'Hoàn thành sắp xếp cấp xã trước 30/6, sáp nhập các tỉnh trước 30/8'

'Hoàn thành sắp xếp cấp xã trước 30/6, sáp nhập các tỉnh trước 30/8'

18/03/25 15:30 (GMT+7)

(VNF) - Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết sẽ tập trung hoàn thiện việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh hoàn thành trước ngày 30/8 và vận hành đơn vị hành chính cấp tỉnh từ ngày 1/9.

Thủ tướng yêu cầu mở sàn giao dịch dữ liệu số

Thủ tướng yêu cầu mở sàn giao dịch dữ liệu số

18/03/25 15:15 (GMT+7)

(VNF) - Nhấn mạnh phải phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, Thủ tướng yêu cầu sớm mở sàn giao dịch dữ liệu số.

'Chiến lược toàn diện' để đưa kinh tế tư nhân thành động lực quan trọng

'Chiến lược toàn diện' để đưa kinh tế tư nhân thành động lực quan trọng

18/03/25 15:00 (GMT+7)

(VNF) - TS Võ Trí Thành khẳng định, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực chính của tăng trưởng kinh tế, cần xây dựng một tầm nhìn chiến lược toàn diện, kết hợp giữa nỗ lực tự thân của doanh nghiệp và các chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước.

Cựu bí thư và Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc bị cáo buộc nhận hối lộ 97,7 tỷ đồng

Cựu bí thư và Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc bị cáo buộc nhận hối lộ 97,7 tỷ đồng

18/03/25 14:15 (GMT+7)

(VNF) - Ngày 17/3, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03 Bộ Công an) đề nghị truy tố 41 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn trong đó có cựu bí thư tỉnh uỷ và chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc về tội danh lợi dụng chức vụ quyền hạn và nhận hối lộ.

Sáp nhập tỉnh thành: Người dân có phải làm lại căn cước công dân không?

Sáp nhập tỉnh thành: Người dân có phải làm lại căn cước công dân không?

18/03/25 13:00 (GMT+7)

(VNF) - Một trong những câu hỏi lớn được đặt ra là liệu người dân có phải làm lại căn cước công dân (CCCD) khi có sự thay đổi về địa giới hành chính hay không?.

Bộ Công Thương đề nghị Hà Nội sớm giao đất cho Trung tâm Điều độ hệ thống điện

Bộ Công Thương đề nghị Hà Nội sớm giao đất cho Trung tâm Điều độ hệ thống điện

18/03/25 12:46 (GMT+7)

(VNF) - Bộ Công Thương đề nghị TP. Hà Nội sớm giao đất cho Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia để xây dựng trung tâm điều hành mới.

Bộ Công an xây dựng sàn giao dịch tiền mã hóa quốc gia

Bộ Công an xây dựng sàn giao dịch tiền mã hóa quốc gia

18/03/25 11:27 (GMT+7)

(VNF) - Bộ Công an cho biết sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, triển khai sàn giao dịch tiền mã hóa quốc gia.

Triển vọng kinh tế thế giới và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

Triển vọng kinh tế thế giới và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

18/03/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Đầu tư Tài chính trân trọng trích giới thiệu góc nhìn của PGS. TS. Phạm Thị Thanh Bình, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam về triển vọng kinh tế thế giới năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và những biến chuyển, tác động đến kinh tế Việt Nam.

Hà Nội sẽ phá dỡ tòa nhà 'Hàm cá mập' trong tháng 4/2025

Hà Nội sẽ phá dỡ tòa nhà 'Hàm cá mập' trong tháng 4/2025

17/03/25 22:30 (GMT+7)

(VNF) - Khu đất hiện tại của tòa nhà "Hàm cá mập" được xác định là đất công cộng và sau khi phá dỡ sẽ tiếp tục giữ chức năng công cộng.

Đề nghị truy tố Hậu 'Pháo' - Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn

Đề nghị truy tố Hậu 'Pháo' - Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn

17/03/25 21:18 (GMT+7)

(VNF) - Bị can Nguyễn Văn Hậu (tức Hậu "Pháo"), Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn, bị cơ quan điều tra đề nghị truy tố 3 tội danh.

Tin khác
Tổng Bí thư: Ưu tiên, khuyến khích để có sản phẩm dữ liệu 'Made in Việt Nam'

Tổng Bí thư: Ưu tiên, khuyến khích để có sản phẩm dữ liệu 'Made in Việt Nam'

(VNF) - Sáng 22/3, tại Hà Nội, Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia đã chính thức ra mắt và tổ chức thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ Nhất, nhiệm kỳ I (2025 - 2030). Tổng Bí thư Tô Lâm dự và chỉ đạo đại hội.

'Mục tiêu tăng trưởng cao nhưng nền kinh tế đang chậm hơn so với kế hoạch'

'Mục tiêu tăng trưởng cao nhưng nền kinh tế đang chậm hơn so với kế hoạch'

Không thu phí, lệ phí khi người dân thay đổi giấy tờ do sáp nhập tỉnh, xã

Không thu phí, lệ phí khi người dân thay đổi giấy tờ do sáp nhập tỉnh, xã

Các tỉnh sau sáp nhập tổ chức đại hội đảng trước ngày 31/10

Các tỉnh sau sáp nhập tổ chức đại hội đảng trước ngày 31/10

Việt Nam – UAE: Mở rộng kết nối kinh doanh và đầu tư

Việt Nam – UAE: Mở rộng kết nối kinh doanh và đầu tư

'Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tự cường phải dựa vào kinh tế nhân dân'

'Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tự cường phải dựa vào kinh tế nhân dân'

Quốc hội thông qua nghị quyết sáp nhập các tỉnh trước ngày 30/6

Quốc hội thông qua nghị quyết sáp nhập các tỉnh trước ngày 30/6

Vingroup trình phương án làm đường sắt đô thị TP. HCM - Cần Giờ 4 tỷ USD

Vingroup trình phương án làm đường sắt đô thị TP. HCM - Cần Giờ 4 tỷ USD

‘Thời của DN nghĩ lớn và làm ăn lớn, không dành cho những toan tính nhỏ lẻ'

‘Thời của DN nghĩ lớn và làm ăn lớn, không dành cho những toan tính nhỏ lẻ'

Chi tiết 3 lần nhận tiền của cựu Bí thư Vĩnh Phúc: Giơ 1 ngón trỏ có 1 triệu USD

Chi tiết 3 lần nhận tiền của cựu Bí thư Vĩnh Phúc: Giơ 1 ngón trỏ có 1 triệu USD

Khối tài sản khủng của Hậu 'Pháo' và các bị can: 1.440 bất động sản, 43 sổ tiết kiệm

Khối tài sản khủng của Hậu 'Pháo' và các bị can: 1.440 bất động sản, 43 sổ tiết kiệm

'Việt Nam nên tăng nhập khẩu LNG, máy bay từ Mỹ để tránh nguy cơ áp thuế'

'Việt Nam nên tăng nhập khẩu LNG, máy bay từ Mỹ để tránh nguy cơ áp thuế'

534 lượng vàng SJC và hơn 1 triệu USD xuất hiện trong vụ án Tập đoàn Phúc Sơn

534 lượng vàng SJC và hơn 1 triệu USD xuất hiện trong vụ án Tập đoàn Phúc Sơn

Việt Nam đón phái đoàn doanh nghiệp Mỹ lớn nhất từ trước tới nay

Việt Nam đón phái đoàn doanh nghiệp Mỹ lớn nhất từ trước tới nay

‘Quản trị công hiệu quả khi mang tính bao trùm, đổi mới và lấy người dân làm trung tâm’

‘Quản trị công hiệu quả khi mang tính bao trùm, đổi mới và lấy người dân làm trung tâm’

'Hoàn thành sắp xếp cấp xã trước 30/6, sáp nhập các tỉnh trước 30/8'

'Hoàn thành sắp xếp cấp xã trước 30/6, sáp nhập các tỉnh trước 30/8'

Thủ tướng yêu cầu mở sàn giao dịch dữ liệu số

Thủ tướng yêu cầu mở sàn giao dịch dữ liệu số

'Chiến lược toàn diện' để đưa kinh tế tư nhân thành động lực quan trọng

'Chiến lược toàn diện' để đưa kinh tế tư nhân thành động lực quan trọng

Cựu bí thư và Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc bị cáo buộc nhận hối lộ 97,7 tỷ đồng

Cựu bí thư và Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc bị cáo buộc nhận hối lộ 97,7 tỷ đồng

Sáp nhập tỉnh thành: Người dân có phải làm lại căn cước công dân không?

Sáp nhập tỉnh thành: Người dân có phải làm lại căn cước công dân không?

Bộ Công Thương đề nghị Hà Nội sớm giao đất cho Trung tâm Điều độ hệ thống điện

Bộ Công Thương đề nghị Hà Nội sớm giao đất cho Trung tâm Điều độ hệ thống điện

Bộ Công an xây dựng sàn giao dịch tiền mã hóa quốc gia

Bộ Công an xây dựng sàn giao dịch tiền mã hóa quốc gia

Triển vọng kinh tế thế giới và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

Triển vọng kinh tế thế giới và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

Hà Nội sẽ phá dỡ tòa nhà 'Hàm cá mập' trong tháng 4/2025

Hà Nội sẽ phá dỡ tòa nhà 'Hàm cá mập' trong tháng 4/2025

Đề nghị truy tố Hậu 'Pháo' - Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn

Đề nghị truy tố Hậu 'Pháo' - Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn