Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe: Ngọt doanh thu, đắng bồi thường

Nguyễn Ngọc - 14/12/2022 21:15 (GMT+7)

Đại dịch Covid-19 kéo dài trong 2 năm liên tiếp (2020-2021) khiến nhu cầu mua bảo hiểm chăm sóc sức khỏe tăng cao, nhưng sang năm 2022, các công ty bảo hiểm bắt đầu nếm “trái đắng”.

VNF
Nhiều doanh nghiệp đã tăng ngân sách mua tặng cho cán bộ, nhân viên sản phẩm bảo hiểm chăm sóc sức khỏe

“Mùa gặt” doanh thu

Theo số liệu của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm 2022, doanh thu bảo hiểm sức khỏe (bao gồm bảo hiểm tai nạn con người, bảo hiểm y tế, bảo hiểm chăm sóc sức khỏe) ước đạt 18.021 tỷ đồng, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 31,1% tổng doanh thu toàn thị trường. Trong đó, bảo hiểm tai nạn con người đạt 9.442 tỷ đồng, giảm 7,3%; bảo hiểm y tế - chăm sóc sức khỏe đạt 8.578 tỷ đồng, tăng 16,4% so với cùng kỳ.

Trước đó, mức tăng trưởng doanh thu bảo hiểm sức khỏe 9 tháng đầu năm 2021 đạt 54,9%.

Trong năm 2021, một trong những sản phẩm bảo hiểm được các doanh nghiệp triển khai mạnh mẽ là bảo hiểm liên quan đến Covid-19. Mặc dù Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không giới thiệu và triển khai gói bảo hiểm liên quan đến bảo hiểm đối với bệnh Covid-19, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn triển khai bằng hình thức thành lập quỹ hỗ trợ cho khách hàng khi không may nhiễm bệnh.

Sản phẩm này đánh trúng tâm lý lo sợ dịch bệnh của người dân thời điểm đó, giúp các doanh nghiệp bảo hiểm bán hàng “mỏi tay”.

Nhân viên bán hàng của một doanh nghiệp bảo hiểm chia sẻ: “Hơn 10 năm trong nghề, tôi chưa bao giờ thấy cảnh bán bảo hiểm không xuể như năm 2021”.

Không chỉ sản phẩm liên quan đến Covid-19, mà các sản phẩm bảo hiểm chăm sóc sức khỏe thông thường cũng “hút hàng”. Bên cạnh nhu cầu bảo hiểm tăng cao của các cá nhân, nhiều doanh nghiệp đã tăng ngân sách mua tặng cho cán bộ, nhân viên sản phẩm bảo hiểm chăm sóc sức khỏe để vừa tăng chế độ phúc lợi, vừa giúp giảm chi phí hỗ trợ khi không may có nhân viên phải nằm viện.

Nếm mùi “trái đắng”

Sau thời gian hưởng trái ngọt từ doanh thu, doanh nghiệp bảo hiểm bắt đầu tiếp nhận những “trái đắng” bồi thường. Từ đầu năm 2022, Nhà nước thay đổi chính sách đối phó với đại dịch, chuyển từ cách ly, giãn cách xã hội sang “bình thường mới”. Số lượng người nhiễm Covid-19 tăng mạnh khiến doanh nghiệp bảo hiểm bắt đầu tiếp nhận những hồ sơ bồi thường liên quan đến sức khỏe với số lượng gia tăng từng ngày.

Thống kê của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho thấy, 9 tháng đầu năm 2022, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đã thực hiện chi trả khoảng 34.552 tỷ đồng, tăng 57,35% với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tổng số tiền bồi thường bảo hiểm gốc của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ khoảng 15.954 tỷ đồng (chưa bao gồm dự phòng bồi thường), tỷ lệ bồi thường bảo hiểm gốc là 32%, cao hơn tỷ lệ bồi thường bảo hiểm gốc cùng kỳ năm 2021 (30,1%).

Những nghiệp vụ bảo hiểm có tỷ lệ bồi thường bảo hiểm gốc cao là bảo hiểm xe cơ giới (47%), bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu (37,1%), bảo hiểm sức khỏe (31%). Không có tỷ lệ chi tiết của từng dòng sản phẩm bảo hiểm sức khỏe, nhưng theo số liệu tại một số doanh nghiệp bảo hiểm, tỷ lệ bồi thường tập trung vào bảo hiểm Covid-19.

Đơn cử, trong quý II và III/2022, Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) đã chi trả 330 tỷ đồng bồi thường cho chương trình bảo hiểm liên quan đến Covid-19. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến PTI lỗ gần 348 tỷ đồng chỉ trong 6 tháng.

Hầu hết doanh nghiệp bảo hiểm không công bố cụ thể số tiền bồi thường liên quan đến Covid-19, nhưng theo các chuyên gia bảo hiểm, con số bồi thường có khả năng gấp nhiều lần mức phí mà doanh nghiệp thu được. Thời điểm đó, nhiều doanh nghiệp cùng triển khai gói bảo hiểm liên quan đến Covid-19 giống PTI, tuy nhiên, đa phần bán theo gói cho các doanh nghiệp, chứ không tập trung bán lẻ, nên mức độ tổn thất ít hơn.

Một lý do khác khiến số tiền bồi thường sức khỏe tăng cao ngay cả tại các công ty bảo hiểm không triển khai sản phẩm liên quan đến Covid là rất nhiều quy tắc bảo hiểm trước đây không có điều khoản “loại trừ đại dịch”. Theo đó, nếu khách hàng phải nhập viện điều trị các vấn đề liên quan đến dịch Covid-19 thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chi trả các chi phí y tế liên quan.

Bồi thường bảo hiểm sức khỏe liên quan đến Covid-19 tăng đột biến là tình trạng chung ở nhiều thị trường bảo hiểm trên thế giới.

Bên cạnh đó, hiện tượng “nợ miễn dịch” khiến cho một số loại dịch bệnh bùng phát. Đây là tình trạng hệ thống miễn dịch của người dân với các dịch bệnh trước đây như sốt xuất huyết, chân tay miệng, adeno… suy giảm sau thời gian dài giãn cách. Đa số bệnh viện quá tải bệnh nhân vào điều trị, đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp bảo hiểm phải gồng thêm các khoản chi trả bồi thường.

Bồi thường bảo hiểm sức khỏe liên quan đến Covid-19 tăng đột biến là tình trạng chung ở nhiều thị trường bảo hiểm trên thế giới. Chẳng hạn, Ủy ban Giám sát tài chính Đài Loan cho biết, các công ty bảo hiểm tại quốc gia này trả tiền bồi thường cho các hợp đồng bảo hiểm Covid-19 với tổng số tiền gấp hơn 14 lần doanh thu phí của các hợp đồng bảo hiểm từ ngày 1/1 - 5/9/2022.

Theo dữ liệu từ Ủy ban Bảo hiểm Phillipines, ngành bảo hiểm nước này đã chi trả 20,82 tỷ peso (353 triệu USD) liên quan đến Covid-19 cho người tham gia bảo hiểm từ đầu tháng 3/2020 đến tháng 6/2022.

Tính riêng quý II/2022, các khoản thanh toán liên quan đến Covid-19 do các công ty bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, các tổ chức duy trì sức khỏe (HMO) và các tổ chức bảo hiểm tương hỗ (MBA) thực hiện đã lên đến 1,18 tỷ peso; hơn 70% các khoản thanh toán, tương đương 842 triệu peso, được chi trả cho những người thụ hưởng trong các hợp đồng bảo hiểm do chủ hợp đồng qua đời vì Covid-19.

Quay trở lại với câu chuyện bồi thường bảo hiểm gia tăng tại thị trường Việt Nam, tỷ lệ bồi thường của bảo hiểm chăm sóc sức khỏe trong năm 2022 đang là “gánh nặng” cho nhiều doanh nghiệp bảo hiểm. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng doanh thu cao cho thấy, nhu cầu và nhận thức của người dân về gói bảo hiểm này ngày càng tăng, cánh cửa để phát triển về lâu dài vẫn rộng mở.

Theo ĐTCK
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
'Kho bạc giờ để không, xe chở tiền thanh lý hết'

'Kho bạc giờ để không, xe chở tiền thanh lý hết'

(VNF) - “Trước đây Kho bạc có kho chứa tiền, xe chở tiền, nhưng nay thanh toán không tiền mặt, kho để không, xe thanh lý hết”, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc chia sẻ một thực tế về sự phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt.

Nhà báo Phùng Công Sưởng làm Tổng Biên tập Báo Tiền Phong

Nhà báo Phùng Công Sưởng làm Tổng Biên tập Báo Tiền Phong

(VNF) - Nhà báo Phùng Công Sưởng, Phó Tổng Biên tập phụ trách Báo Tiền Phong được bổ nhiệm giữ chức Tổng Biên tập Báo Tiền Phong kể từ ngày 15/6/2024.

Thêm quy định về xác thực sinh trắc học trong giao dịch ngân hàng

Thêm quy định về xác thực sinh trắc học trong giao dịch ngân hàng

(VNF) - NHNN đang lấy ý kiến dự thảo thông tư về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến ngành ngân hàng. Trong đó, có đề xuất quy định ứng dụng Mobile Banking phải xác thực sinh trắc học và đưa ra yêu cầu về hình thức xác thực bằng dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học.

Ông Nguyễn Đình Vĩnh giữ chức Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Đà Nẵng

Ông Nguyễn Đình Vĩnh giữ chức Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Đà Nẵng

(VNF) - Ông Nguyễn Đình Vĩnh được Ban Bí thư Trung ương Đảng chuẩn y giữ chức Phó Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng phân công làm Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ.

NHNN yêu cầu báo cáo các giao dịch vàng có giá trị lớn, đáng ngờ

NHNN yêu cầu báo cáo các giao dịch vàng có giá trị lớn, đáng ngờ

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu các đơn vị được phép kinh doanh vàng miếng rà soát các giao dịch đáng ngờ, gửi báo cáo đánh giá rủi ro rửa tiền về NHNN trước ngày 15/7/2024.

'Siêu dự án' Aqua City bị nhắc tên trong vụ Vạn Thịnh Phát: Novaland nói gì?

'Siêu dự án' Aqua City bị nhắc tên trong vụ Vạn Thịnh Phát: Novaland nói gì?

(VNF) - Trong kết luận điều tra vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2, cơ quan điều tra đề cập đến thông tin về dòng tiền giải ngân cho dự án Aqua City tại Ngân hàng SCB năm 2018.

Tài sản tăng 14 tỷ USD sau 1 đêm, Larry Ellison thành tỷ phú giàu thứ 7 thế giới

Tài sản tăng 14 tỷ USD sau 1 đêm, Larry Ellison thành tỷ phú giàu thứ 7 thế giới

(VNF) - Theo Bloomberg Billionaires Index, giá trị tài sản ròng của tỷ phú Larry Ellison ghi nhận đạt 152 tỷ USD, giúp ông tăng 2 bậc lên vị trí thứ 7 trong danh sách 500 người giàu nhất thế giới.

Tuần vượt đỉnh không trọn vẹn của VN-Index: Đột ngột rớt sâu, có đáng lo?

Tuần vượt đỉnh không trọn vẹn của VN-Index: Đột ngột rớt sâu, có đáng lo?

(VNF) – Người dân TP. HCM hôm nay bất ngờ với cơn mưa đá trong buổi chiều, và trên sàn chứng khoán, giới đầu tư cũng bớt ngờ khi chứng kiến giá cổ phiếu đột ngột rớt sâu, khiến tuần vượt đỉnh của VN-Index không còn trọn vẹn.

Lỗ hổng lớn trong các lệnh trừng phạt của Mỹ lên ‘đế chế năng lượng’ Nga

Lỗ hổng lớn trong các lệnh trừng phạt của Mỹ lên ‘đế chế năng lượng’ Nga

(VNF) - Mỹ đã mở rộng các lệnh trừng phạt đối với Nga nhưng riêng Gazprombank, một trong những kênh thanh toán chính cho hoạt động xuất khẩu dầu và khí đốt của Nga, vẫn tham gia vào hệ thống tài chính toàn cầu.

Ngân hàng SCB đóng cửa thêm 3 điểm giao dịch

Ngân hàng SCB đóng cửa thêm 3 điểm giao dịch

(VNF) - Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa thông báo chấm dứt hoạt động của 3 phòng giao dịch. Như vậy, SCB đã đóng cửa 61 phòng giao dịch tại các tỉnh, thành trên cả nước.