Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Phát biểu tại Hội thảo “Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt an toàn, bảo mật”,Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong năm 2023, tỉ lệ thu - chi ngân sách nhà nước bằng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt chiếm 99,9% tổng thu - chi ngân sách qua Kho bạc Nhà nước. Khoảng hơn 99% số doanh nghiệp đang hoạt động đã tiến hành các giao dịch nộp thuế điện tử.
“Trước đây Kho bạc có kho chứa tiền, xe chở tiền, nhưng nay thanh toán không tiền mặt, kho để không, xe thanh lý hết”, Bộ trưởng Bộ Tài chính chia sẻ.
Trong khi đó, ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, NHNN cung cho biết: “Đến hết 2023, toàn Việt Nam đã có hơn 182 triệu tài khoản thanh toán (TKTT) của khách hàng cá nhân, tương ứng với 87,08% người trưởng thành có tài khoản tại ngân hàng; nhiều ngân hàng đã có trên 95% số lượng giao dịch được xử lý trên kênh số.
Ngoài ra, số lượng giao dịch thanh toán qua thiết bị di động (Mobile) và QR Code cũng có sự tăng trưởng nhanh chóng trong thời gian qua”.
Lừa đảo qua mạng tăng đột biến
Tuy nhiên, sự phát triển của thanh toán không tiền mặt cũng kéo theo nhiều rủi ro và thách thức về an ninh, bảo mật, đặc biệt là tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo, chiếm đoạt tiền và tài khoản của người dân bằng nhiều thủ đoạn tinh vi như giả mạo cơ quan, tổ chức, lừa đảo chiếm đoạt thông tin đăng nhập và xác thực giao dịch, dẫn dụ khách hàng truy cập các đường link giả mạo, cài đặt phần mềm độc hại,...
Trong năm 2023, Cổng cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam ghi nhận gần 16.000 phản ánh lừa đảo trực tuyến, gây thiệt hại hơn 390.000 tỷ đồng, tương đương 3,6% GDP. Đồng thời, tổng số tiền người dân bị lừa đảo trên mạng lên tới 8.000 – 10.000 tỷ đồng, tăng gấp 1,5 lần so với năm 2021. Theo thống kê, 91% thông tin liên quan lĩnh vực tài chính; 73% người dùng thiết bị di động, mạng xã hội… nhận tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo.
Thiếu tướng Nguyễn Văn Giang, phó cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an (A05) cho biết, tội phạm sử dụng công nghệ cao diễn biến phức tạp, có sự móc nối giữa các đối tượng trong nước và nước ngoài.
Ngoài ra, việc người dùng mạng xã hội thiếu ý thức, cảnh giác trước phương thức, thủ đoạn tinh vi trên không gian mạng cũng là nguyên nhân làm gia tăng các vụ lừa đảo qua mạng.
Ông Từ Tiến Phát, Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại Á Châu (ACB) chia sẻ: “Những người làm trong ngành ngân hàng như chúng tôi sợ nhất là các cuộc điện thoại vào nửa đêm hoặc 5, 6 giờ sáng vì đa số các cuộc gọi này đều liên quan đến việc mất tiền trong tài khoản”.
Gần như 100% khách hàng đều giải thích rằng “họ không làm gì nhưng vẫn mất tiền trong tài khoản” nhưng khi xem xét lại đều phát hiện những hành vi lừa đảo rất tinh vi như ấn vào mã độc hay cài ứng dụng ẩn, ông Phát chia sẻ.
30 giây để tránh bị lừa đảo
Để tăng cường tính bảo mật, NHNN quy định, từ 1/7, các giao dịch chuyển tiền trực tuyến trên 10 triệu/lần hoặc lũy kế trên 20 triệu mỗi ngày phải bắt buộc phải xác thực khuôn mặt với mẫu đã khớp với cơ sở dữ liệu tập trung về dân cư. Hiện các tổ chức tài chính đang chạy đua nước rút để hoàn thành xác thực khuôn mặt khách hàng khi chỉ còn 17 ngày nữa là “đến deadline”.
Tổng Giám đốc ACB cho biết: “Sau 3 ngày đưa hệ thống này lên để xác thực thì có khoảng 30.000 khách hàng. Tôi là khách hàng đầu tiên của ACB xác thực và chỉ sau 30 giây đã hoàn thành mà không gặp bất kỳ khó khăn nào. Việc xác thực khuôn mặt là một giải pháp rất triệt để để giải quyết các rủi ro về lừa đảo”.
Trong khi đó, đại diện của Vietcombank khuyến khích khách hàng thực hiện xác thực khuôn mặt tại nhà thông qua nền tảng số. Tuy nhiên, những khách hàng lớn tuổi gặp khó khăn khi thao tác trên ứng dụng số vẫn có thể đến quầy giao dịch để nhờ nhân viên ngân hàng giúp.
Đánh giá về hiệu quả của quy định này, ông Trần Anh Dũng, Giám đốc Trung tâm An toàn Thông tin, Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel (VDS) nhận định: “Đứng ở góc độ ví điện tử như Viettel Money, Quyết định 2345 là quyết định sáng suốt, mang tính đồng bộ cao, giúp khách hàng đảm bảo được tính bảo mật của khách hàng".
Đây là biện pháp căn cơ giúp đảm bảo lợi ích và an toàn cho chính khách hàng, đồng thời mang đến sự liền mạch, dễ dàng khi thực hiện các giao dịch. Trái lại, khi các tổ chức tài chính làm được điều này cũng sẽ tự nâng cao uy tín trong mắt khách hàng, từ đó giữ chân khách hàng ở lại, ông Dũng khẳng định.
Bên cạnh Nghị định 2345, NHNN cũng triển khai nhiều giải pháp khác để tăng tính bảo mật như làm sạch dữ liệu khách hàng, loại bỏ các tài khoản không chính chủ,... NHNN cũng tập trung hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách về bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng, tạo hành lang pháp lý cho các đơn vị trong ngành ngân hàng triển khai các giải pháp công nghệ mới nhằm nâng cao năng lực bảo vệ khách hàng, phòng chống lừa đảo, gian lận trong hoạt động ngân hàng.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.