Bất chấp ‘cú sốc năng lượng’, EU tính cấm vận mặt hàng chiến lược của Nga

RT, Financial Times - 23/04/2024 11:48 (GMT+7)

(VNF) - Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom ngày 22/4 cho hay Liên minh châu Âu (EU) có kế hoạch nhắm vào nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga trong gói trừng phạt thứ 14 sắp tới.

Quyết tâm chặn mọi nguồn thu năng lượng

Phát biểu trước cuộc họp với những người đồng cấp EU, Ngoại trưởng Thụy Điển Billstrom nói với các phóng viên rằng vòng trừng phạt tiếp theo của khối này có thể bao gồm lệnh cấm nhập khẩu LNG của Nga cũng như “các biện pháp nhằm kiềm chế đội tàu bóng tối" của nước này.

Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom.

Trên thực tế, Nga đã định tuyến lại toàn bộ dòng chảy năng lượng của mình sang châu Á sau khi phương Tây tung ra loạt hạn chế liên quan đến cuộc xung đột Ukraine.

Theo báo cáo, Nga cũng đã bắt đầu chuyển hoạt động xuất khẩu dầu thô của mình sang một “đội tàu ngầm" gồm các tàu chở dầu cũ kỹ. Đó là những con tàu chở dầu không chắc chắn ai sở hữu hoặc ai bảo hiểm cho chúng, hoặc cả hai.

Mặc dù Brussels đã cấm mua dầu và các sản phẩm dầu mỏ từ Nga nhưng LNG không bị ảnh hưởng bởi các hạn chế.

Một số quốc gia, bao gồm Thụy Điển, Phần Lan và các nước vùng Baltic, đã thúc đẩy EU áp đặt lệnh cấm vận hoàn toàn đối với LNG của Nga, mặc dù Hungary phản đối mạnh mẽ động thái này. Một lệnh cấm hoàn toàn sẽ đòi hỏi sự nhất trí giữa các thành viên trong khối. 

Hiện một số quốc gia EU vẫn phụ thuộc nhiều vào LNG của Nga, nguồn khí này tiếp tục chảy vào lục địa giá, chủ yếu thông qua các cảng ở Tây Ban Nha, Bỉ và Pháp.

Nga hiện là nhà cung cấp LNG lớn thứ hai cho khối sau Mỹ, chiếm 16% tổng lượng nhập khẩu vào năm ngoái. Theo nhà cung cấp dữ liệu Kpler, 15,5 triệu tấn LNG của Nga được các quốc gia EU mua vào năm ngoái, cao hơn gần 40% so với tổng lượng vào năm 2021.

"Cú sốc năng lượng" tiềm tàng

Cơ quan Hợp tác Điều tiết Năng lượng (ACER) của EU tuần trước đã cảnh báo về việc giảm mạnh nhập khẩu LNG từ Nga có thể dẫn tới "cú sốc năng lượng" cho khối, ngay cả khi một nhóm quốc gia thành viên tìm cách cấm mua nhiên liệu từ Moscow.

Phần lớn các nước thành viên EU đã chuyển hướng ngừng mua khí đốt qua đường ống của Nga bằng cách tăng cường mua LNG từ nước này.

ACER đề cập đến việc hợp đồng vận chuyển 5 năm cung cấp khí đốt đường ống từ Nga đến châu Âu qua Ukraine sẽ hết hạn vào tháng 12 năm nay.

Theo ước tính, việc này sẽ làm giảm nguồn cung cấp khí đốt của khối này khoảng 13,6 tỷ mét khối, tương đương khoảng 4% tổng lượng tiêu thụ của năm ngoái.

Hợp đồng trung chuyển hết hạn sẽ chấm dứt dòng chảy qua một trong hai tuyến đường ống duy nhất còn lại từ Nga tới châu Âu; chuyến còn lại đi qua Biển Đen tới Thổ Nhĩ Kỳ và Bulgaria.

“Việc giảm nhập khẩu LNG của Nga nên được xem xét theo từng bước”, ACER khuyến cáo, đồng thời nhấn mạnh khó khăn của EU trong việc cân bằng an ninh năng lượng với nỗ lực tác động đến tài chính của Nga bằng cách cắt giảm mua khí đốt.

Khi bình luận về lệnh cấm LNG tiềm năng của châu Âu, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết các nước phương Tây sẽ tiếp tục áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga mặc dù các hạn chế này phần lớn đã gây phản tác dụng đối với nền kinh tế của chính họ.

Theo RT, Financial Times
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Trung Quốc chưa chính thức ra đòn, các nhà sản xuất ô tô EU đã ‘nếm trái đắng’

Trung Quốc chưa chính thức ra đòn, các nhà sản xuất ô tô EU đã ‘nếm trái đắng’

(VNF) - Cổ phiếu của các nhà sản xuất ô tô thuộc Liên minh châu Âu (EU) trượt dốc khi Trung Quốc đe dọa áp thuế trả đũa đối với ô tô hạng sang.

Chủ tịch Trung Nam Group Nguyễn Tâm Thịnh bị tạm hoãn xuất cảnh

Chủ tịch Trung Nam Group Nguyễn Tâm Thịnh bị tạm hoãn xuất cảnh

(VNF) - Cục Hải quan Khánh Hòa có văn bản gửi Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Nguyễn Tâm Thịnh, Chủ tịch HĐQT Trung Nam Group.

Vàng tăng nóng, đại gia trang sức mỗi ngày lãi 6 tỷ

Vàng tăng nóng, đại gia trang sức mỗi ngày lãi 6 tỷ

(VNF) - PNJ tiếp tục ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực. Trong tháng 4, PNJ lãi sau thuế 177 tỷ đồng, tương ứng mỗi ngày lãi gần 6 tỷ đồng.

Điều kiện đặc biệt để hưởng lãi suất tiết kiệm 9,5%/năm

Điều kiện đặc biệt để hưởng lãi suất tiết kiệm 9,5%/năm

(VNF) - Trong khi mặt bằng lãi suất tiết kiệm vẫn thấp thì một số ngân hàng vẫn áp dụng mức lãi suất cao, có nhà băng đưa ra mức lãi suất cao nhất tới 9,5%/năm. Nhưng để được hưởng lãi suất này, người gửi tiền phải đảm bảo một số điều kiện đặc biệt.

Áp lực chốt lời không đáng lo, chuyên gia khuyến nghị 4 nhóm cổ phiếu hấp dẫn

Áp lực chốt lời không đáng lo, chuyên gia khuyến nghị 4 nhóm cổ phiếu hấp dẫn

(VNF) - Các chuyên gia đã đề xuất nhiều nhóm ngành triển vọng cho nửa cuối năm 2024, tuy nhiên nhóm ngành được nhắc đến nhiều trong giai đoạn trước đó là chứng khoán lại không được đề cập.

Phú Quốc: Lãnh đạo tạm dừng đi nước ngoài để xử lý việc quản lý đất

Phú Quốc: Lãnh đạo tạm dừng đi nước ngoài để xử lý việc quản lý đất

(VNF) - Bí thư Thành ủy TP. Phú Quốc Lê Quốc Anh vừa ký công văn về việc tạm dừng giải quyết cho cán bộ, đảng viên là lãnh đạo các cấp ở Phú Quốc đi nước ngoài để giải quyết một số vấn đề liên quan đến đất đai.

TP.HCM: Thanh toán tạm ứng 19.780 tỷ cho KĐT Thủ Thiêm chưa đúng quy định

TP.HCM: Thanh toán tạm ứng 19.780 tỷ cho KĐT Thủ Thiêm chưa đúng quy định

(VNF) - Theo báo cáo kết quả kiểm toán năm 2023 của Kiểm toán Nhà nước, TP. HCM là một trong những địa phương ngân sách tỉnh hụt thu lớn nhưng điều hành ngân sách chưa phù hợp với quy định.

Doanh nghiệp Việt cần vốn nhưng thiếu cơ hội tiếp cận nhà đầu tư

Doanh nghiệp Việt cần vốn nhưng thiếu cơ hội tiếp cận nhà đầu tư

(VNF) - Theo đánh giá của các chuyên gia, thị trường vốn của Việt Nam đang bắt kịp các nước khác trong khu vực xét về quy mô, nhưng vẫn chưa thực hiện được hết các chức năng trọng yếu cho nền kinh tế.

Lo sợ tác hại thuốc lá nung nóng: Đa số muốn cấm, riêng Bộ Công thương đề xuất thí điểm

Lo sợ tác hại thuốc lá nung nóng: Đa số muốn cấm, riêng Bộ Công thương đề xuất thí điểm

(VNF) - Trên thế giới, hiện có 18 quốc gia cấm thuốc lá nung nóng với nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nhìn chung đều liên quan tới sức khỏe. Việt Nam liệu có thể tìm thấy những bài học từ các quốc gia này?

Bộ Giáo dục - Đào tạo: 6 tháng không giải ngân được ODA, tính trả vốn cho ngân sách

Bộ Giáo dục - Đào tạo: 6 tháng không giải ngân được ODA, tính trả vốn cho ngân sách

(VNF) - Tính đến hết ngày 15/5, tỷ lệ giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài của các bộ ngành chỉ đạt 8,58% kế hoạch vốn được giao. Có bộ ngành gần như không thể giải ngân được vốn và dự kiến phải trả lại cho ngân sách.