Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc, tại cuộc gặp ở Bắc Kinh ngày 9/4, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov đã củng cố lời kêu gọi hai nước hợp tác chặt chẽ hơn với nhau để chống lại “chủ nghĩa bá quyền”.
“Trung Quốc và Nga sẽ tích cực hơn trong việc theo đuổi sự hội tụ lợi ích và hợp tác cùng nhau để duy trì sự ổn định của chuỗi cung ứng công nghiệp quốc tế”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc dẫn lời ông Vương cho hay.
Những cam kết mạnh mẽ của các bộ trưởng về sự ủng hộ lẫn nhau và sự lên án ngầm đối với Mỹ được đưa ra khi bà Yellen đang bay trở lại Washington sau chuyến đi 6 ngày tới Trung Quốc.
Chuyến thăm của ông Lavrov tới Bắc Kinh đã đưa ra những dấu hiệu mới nhất về mối quan hệ đối tác ngày càng tăng giữa Trung Quốc và Nga sau hơn hai năm kể từ khi Nga đưa quân tới Ukraine.
Trong cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình, ông Lavrov cho biết Nga “vui mừng” trước thành công của Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của ông và đưa ra những lời chỉ trích ngầm đối với các quốc gia “đang cố gắng ngăn chặn sự phát triển của Trung Quốc, giống như họ đang cố gắng kiềm chế sự phát triển của Nga”, theo hãng tin Interfax của Nga.
Truyền hình nhà nước Trung Quốc dẫn lời ông Tập nói rằng Bắc Kinh và Moscow đã đi theo con đường “chung sống hài hòa” và “hợp tác cùng có lợi”.
Interfax dẫn lời ông Lavrov nói rằng quan hệ giữa Nga và Trung Quốc đã đạt đến “mức độ chưa từng có” và việc Tổng thống Vladimir Putin tái đắc cử vào tháng 3 đã mang lại “những đảm bảo bổ sung” cho việc tăng cường quan hệ.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết ông Vương đã đảm bảo với người đồng cấp Nga rằng Trung Quốc sẽ “tiếp tục hỗ trợ sự phát triển và phục hồi của Nga dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Putin”.
Nga cho biết chuyến thăm của ông Lavrov là để chuẩn bị cho chuyến đi dự kiến của ông Putin tới gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Trung Quốc vào cuối năm nay. Ngoại trưởng Nga cho biết hai nhà lãnh đạo cũng sẽ gặp nhau tại các hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải ở Kazakhstan vào tháng 6 và tại diễn đàn Brics ở Nga vào tháng 10.
Cảnh báo cứng rắn từ Mỹ
Bộ trưởng Tài chính Mỹ hồi cuối tuần qua đã cảnh báo những người đồng cấp Bắc Kinh về “những hậu quả đáng kể” đối với các công ty Trung Quốc cung cấp “hỗ trợ vật chất cho cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine, bao gồm cả hỗ trợ cho cơ sở công nghiệp quốc phòng của Nga”.
Bình luận của bà Yellen theo sau cảnh báo của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken vào tuần trước với các ngoại trưởng Liên minh châu Âu (EU) và và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) rằng Bắc Kinh đang hỗ trợ Moscow “ở quy mô đáng lo ngại”, đặc biệt là với việc Nga sản xuất thiết bị quang học, chất đẩy và lĩnh vực vũ trụ của nước này.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang cố gắng trấn áp các công ty trên toàn thế giới giúp Nga trốn tránh mạng lưới trừng phạt mà Mỹ và các đồng minh đã áp đặt kể từ khi nước này động binh với Ukraine vào đầu năm 2022.
Trong khi Trung Quốc là mục tiêu của những cảnh báo trước đây, thông điệp của bà Yellen được cho là điều bất thường vì đưa ra đe dọa trừng phạt trực tiếp.
Theo Financial Times, ngay cả khi các nước phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt và cấm vận thương mại đối với Nga, Moscow vẫn duy trì được nền kinh tế và công nghiệp quốc phòng nhờ mở rộng thương mại với Trung Quốc, nhập khẩu từ các nước thứ ba và cung cấp quân sự trực tiếp từ Triều Tiên và Iran.
Do các lệnh trừng phạt của phương Tây, Nga đã trở nên phụ thuộc vào Trung Quốc không chỉ với tư cách là nhà nhập khẩu mà còn là khách hàng chính cho hàng xuất khẩu của mình. Trung Quốc mua khoảng 40% dầu thô và phần lớn than của Nga. Đây là một trong ba khách hàng hàng đầu về các sản phẩm dầu, khí đốt và LNG của Nga.
Xem thêm >> Ukraine tấn công dồn dập các nhà máy lọc dầu của Nga, Mỹ lên tiến chỉ trích
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.