Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tổng công ty Phát điện 1 (Genco 1) và Tổng công ty Phát điện 2 (Genco 2) vừa đồng loạt công bố báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất năm 2017, hé lộ tình hình tài chính đáng chú ý trước thềm cổ phần hóa.
Điểm chung có thể thấy ngay là lợi nhuận của cả 2 "ông lớn" ngành điện tăng vọt. Cụ thể, năm 2017, Genco 1 đạt lợi nhuận trước thuế 955 tỷ đồng, gấp gần 3 lần năm 2016. Trong khi đó, con số này với Genco 2 là 3.031 tỷ đồng, gấp tới 6 lần năm 2016.
Tuy nhiên, đi sâu vào từng cấu phần tạo ra lợi nhuận, trường hợp của Genco 1 và Genco 2 lại có sự khác biệt rất lớn.
Với Genco 1, lợi nhuận tăng vọt là xuất phát từ tăng trưởng doanh thu rất khả quan. Năm 2017, doanh thu của Genco 1 đạt 25.476 tỷ đồng, tăng tới 7.477 tỷ đồng so với năm 2016, tương ứng mức tăng 41,5%.
Cùng với đó, tỷ lệ giá vốn trên doanh thu giảm đáng kể 3,9 điểm% khiến lợi nhuận gộp tăng mạnh 71%, đạt 5.779 tỷ đồng.
Lợi nhuận gộp tăng mạnh, tuy nhiên chi phí của Genco 1 cũng tăng "khủng" không kém. Năm 2017, Genco 1 ghi nhận tới 4.544 tỷ đồng chi phí tài chính, tăng 45% so với năm 2016. Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng mạnh 87%, đạt 738 tỷ đồng.
Dù vậy, như đã đề cập, lợi nhuận trước thuế năm 2017 của Genco 1 vẫn gấp gần 3 lần năm 2016.
Đối với trường hợp của Genco 2, lợi nhuận tăng vọt gấp 6 lần phần lớn xuất phát từ việc giá vốn và chi phí tài chính giảm mạnh.
Cụ thể, năm 2017, doanh thu của Genco 2 đạt 21.823 tỷ đồng, chỉ tăng 3,6% so với năm 2016. Tuy nhiên, giá vốn giảm tới 7,3% khiến lợi nhuận gộp của Genco 2 tăng tới 60%, đạt 5.447 tỷ đồng. Thêm vào đó, trong năm, Genco 2 chỉ ghi nhận 2.358 tỷ đồng chi phí tài chính, giảm 32% so với năm 2016.
Cũng giống như "người anh cả" Genco 3 đã cổ phần hóa và lên sàn, vấn đề lớn nhất của Genco 1 và Genco 2 là nợ vay. Tuy nhiên, trong số 3 tổng công ty phát điện, tình hình của Genco 2 là lành mạnh nhất.
Cụ thể, tính đến hết ngày 31/12/2017, vốn chủ sở hữu của Genco 2 đạt 19.276 tỷ đồng. Tổng nợ phải trả ở mức 39.652 tỷ đồng, trong đó tổng nợ vay ở mức 35.325 tỷ đồng, lần lượt gấp 2 lần và gấp 1,8 lần vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ này khá cao nhưng vẫn trong ngưỡng an toàn.
Với Genco 1, tính đến hết ngày 31/12/2017, vốn chủ sở hữu của tổng công ty phát điện này ở mức 20.419 tỷ đồng, chỉ bằng 1/5 tổng nợ phải trả (105.576 tỷ đồng) và bằng 1/4,5 tổng nợ vay (93.674 tỷ đồng). Đây là mức đòn bẩy tài chính cực cao, tiềm ẩn rủi ro tài chính rất lớn. Bản thân Genco 1 cũng đang phải gánh khoản lãi vay hàng nghìn tỷ mỗi năm và đang có xu hướng tăng (năm 2017 tăng 91%, lên 4.447 tỷ đồng).
Một điểm khác cũng rất đáng lưu tâm là việc nợ ngắn hạn của Genco 1 lên tới 25.604 tỷ đồng, trong khi tài sản ngắn hạn chỉ đang ở mức 15.095 tỷ đồng. Nghĩa là tài sản ngắn hạn đang không đủ trang trải nợ ngắn hạn. Đây là một tín hiệu tiêu cực về khả năng thanh toán.
Sở dĩ Genco 1 vẫn có thể "bình chân" trước rủi ro trong cơ cấu tài chính và tín hiệu tiêu cực trong khả năng thanh toán là bởi tổng công ty này vẫn đang hoàn toàn trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), nhận được sự trợ giúp toàn diện từ EVN, từ hoạt động kinh doanh đến các khoản vay. Tuy nhiên, tình hình có thể khác khi Genco 1 tiến hành cổ phần hóa và theo lộ trình, EVN sẽ giảm dần tỷ lệ sở hữu xuống chỉ còn 51%.
Theo thông tin từ EVN, tập đoàn này đã báo cáo Ban chỉ đạo cổ phần hóa, thông qua giá trị doanh nghiệp, báo cáo Bộ Công Thương phê duyệt và công bố giá trị doanh nghiệp đối với Genco 2.
Với Genco 1, ngày 29/3/2018, EVN đã báo cáo Bộ Công thương về phương án sắp xếp, xử lý nhà, đất khi cổ phần hóa của tổng công ty này. Hiện Genco 1 cũng đã hoàn thành công tác xác định giá trị doanh nghiệp Công ty mẹ.
EVN cho biết sẽ phấn đấu đảm bảo tiến độ Bộ Công Thương giao về công bố giá trị doanh nghiệp Công ty mẹ - Genco 1 trong tháng 6/2018.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.