Bầu cử sớm Quốc hội khóa XVI, dự kiến có 500 đại biểu, 40% là chuyên trách
Tiểu Vy -
16/04/2025 11:02 (GMT+7)
(VNF) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, số lượng đại biểu Quốc hội khóa XVI dự kiến là 500 người, trong đó ít nhất 40% đại biểu Quốc hội chuyên trách, 30% đại biểu tái cử và khoảng 10% đại biểu trẻ.
Chuyên đề "Về sửa đổi Hiến pháp và pháp luật; Phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031" được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trình bày tại Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII, sáng 16/4.
Tập trung sửa đổi 2 nội dung lớn trong Hiến pháp
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết phạm vi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này tập trung vào 2 nhóm nội dung.
Một là, các quy định của Hiến pháp năm 2013 liên quan đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, nhằm đáp ứng yêu cầu sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.
Hai là, các quy định tại chương 9 của Hiến pháp năm 2013 để thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
"Do định hướng phạm vi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này mang tính giới hạn, dự kiến chỉ liên quan đến khoảng 8/120 điều của Hiến pháp năm 2013 nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội hình thức văn bản là Nghị quyết của Quốc hội", ông Mẫn nói.
Ông cho biết việc lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp được thực hiện từ ngày 6/5 đến ngày 5/6.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết khóa mới dự kiến có 500 đại biểu Quốc hội (Ảnh: Phạm Thắng).
Theo báo cáo của Chính phủ, có khoảng 19.220 văn bản ở Trung ương và địa phương ban hành có nội dung chịu tác động, ảnh hưởng trực tiếp của việc thực hiện chủ trương tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Chủ tịch Quốc hội cho biết Quốc hội sẽ sửa những nội dung liên quan trong các luật như: Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND, Luật Tổ chức TAND, Luật Tổ chức VKSND, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Luật Cán bộ, công chức…
Khi tiến hành sửa đổi, bổ sung, theo Chủ tịch Quốc hội, sẽ đặc biệt lưu ý đến việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; phân định rành mạch thẩm quyền giữa Trung ương với địa phương, giữa cấp tỉnh với cấp xã.
Trong kỳ họp thứ 9 khóa XV sắp tới, ông Mẫn cho biết tính đến ngày 14/4, Quốc hội dự kiến cho ý kiến, thông qua 31 dự án luật, 12 nghị quyết; cho ý kiến với 10 dự án luật, chưa kể các nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã sẽ xem xét, quyết định trong thời gian diễn ra kỳ họp.
"Đây là một khối lượng công việc lớn nhất từ trước đến nay trong lịch sử các kỳ họp Quốc hội", theo lời ông Mẫn.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh việc sửa đổi Hiến pháp và các luật, nghị quyết có liên quan phải được hoàn thành trước ngày 30/6 và có hiệu lực thi hành từ 1/7.
Trong đó, ông Mẫn lưu ý quy định điều khoản chuyển tiếp để hoàn thành việc kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy và các đơn vị hành chính cấp xã chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là trước ngày 15/8, các đơn vị hành chính cấp tỉnh chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là trước ngày 15/9.
Dự kiến bầu cử sớm, số lượng đại biểu Quốc hội khóa mới không thay đổi
Về phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031, Chủ tịch Quốc hội nêu dự kiến sẽ bầu cử sớm hơn so với kỳ bầu cử trước, nhằm tạo sự đồng bộ với cấp ủy các cấp, kịp thời triển khai nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIV.
Dự kiến ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031 là Chủ nhật ngày 15/3/2026 và ngày 6/4/2026 họp phiên họp thứ nhất của Quốc hội.
Ông Mẫn cho biết thêm số lượng đại biểu Quốc hội khóa XVI dự kiến là 500 đại biểu, trong đó ít nhất 40% đại biểu Quốc hội chuyên trách.
Các đại biểu tham gia Hội nghị
Cơ cấu định hướng gồm: Đại biểu Quốc hội trẻ tuổi (dưới 40 tuổi) khoảng 10%; đại biểu tái cử khoảng 30%; đại biểu nữ tỷ lệ ít nhất 35%, đại biểu là người dân tộc thiểu số ít nhất 18% tổng số người trong danh sách chính thức ứng cử đại biểu Quốc hội.
Số lượng đại biểu HĐND sẽ căn cứ vào quy mô dân số từng đơn vị hành chính, theo lời Chủ tịch Quốc hội.
Ở cấp xã (gồm xã, phường, đặc khu), cơ cấu đại biểu chuyên trách ở HĐND dự kiến là 1 phó chủ tịch và 2 phó trưởng ban.
Về tiêu chuẩn đại biểu, Chủ tịch Quốc hội nêu điểm mới là ưu tiên người có trình độ về khoa học công nghệ; người được đào tạo cơ bản về pháp luật.
Tính đến tháng 3/2026 phải đủ tuổi trọn một nhiệm kỳ, nam (tháng 3/1969), nữ (tháng 9/1972) trở lại đây. Tái cử phải còn ít nhất 36 tháng, nam (tháng 3/1967), nữ (tháng 5/1971) trở lại đây.
Đặc biệt, theo ông Mẫn, việc lựa chọn nhân sự sẽ lấy tiêu chuẩn cao nhất là vì công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác, theo đúng yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
(VNF) - Trong những năm qua, đại dịch Covid-19 vào năm 2021; xung đột trên thế giới làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu vào năm 2022; năm 2023 phải xử lý các ngân hàng yếu kém; siêu bão Yagi tàn phá đất nước vào năm 2024 và cuộc chiến tranh thương mại vào năm 2025... đã gây ra nhiều thách thức, khó khăn cho Việt Nam
(VNF) - Mặc dù diện tích tự nhiên không đạt tiêu chuẩn, tỉnh Cao Bằng vẫn không bị sáp nhập, nằm trong trường hợp đặc biệt của Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp vừa được Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình phê duyệt.
(VNF) - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án tái cơ cấu đơn vị hành chính, khuyến khích đặt tên xã, phường theo số thứ tự hoặc kết hợp tên huyện cũ. Mục tiêu là thuận tiện cho số hóa và quản lý hành chính.
(VNF) - Trung Quốc sẽ hỗ trợ kỹ thuật và xúc tiến đầu tư cho dự án tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, mở ra bước tiến mới trong kết nối hạ tầng giữa hai nước.
(VNF) - Bộ Chính trị vừa ban hành Chỉ thị số 45 về công tác nhân sự chuẩn bị cho Đại hội XIV của Đảng, quy định rõ về độ tuổi, thời gian công tác và cơ cấu nhân sự tham gia cấp ủy, chính quyền, MTTQ, nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo trong giai đoạn mới.
(VNF) - Từ năm 2025, toàn bộ mô hình hành chính trung gian như thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, quận, huyện, thị xã, thị trấn sẽ bị xóa bỏ. Đây là nội dung trọng tâm trong Đề án sắp xếp lại đơn vị hành chính vừa được Thủ tướng phê duyệt.
(VNF) - Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc sẵn sàng mở rộng nhập khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam, ủng hộ doanh nghiệp Trung Quốc tăng cường đầu tư chất lượng cao tại Việt Nam.
(VNF) - TS Trần Đình Thiên khẳng định việc triển khai các công trình APEC 2027 tại Phú Quốc là nhiệm vụ cấp bách với sự chủ động của địa phương, đặc biệt trong công tác tạo điều kiện và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp tham gia mạnh mẽ, để góp phần kiến tạo một đô thị toàn cầu trong tương lai.
(VNF) - Công an tỉnh Hưng Yên ngày 14/4 cho biết cơ quan Công an đã khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Yên Mỹ do thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng trong vụ án hình sự xảy ra tại Trung tâm Y tế huyện Yên Mỹ.
(VNF) - Cùng với hợp tác mua, thuê, thuê mua máy bay, Thủ tướng đề nghị Tập đoàn máy bay Trung Quốc hợp tác đầu tư các trung tâm bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy bay tại Việt Nam.
(VNF) - Trong triển khai sắp xếp đơn vị hành chính, Tổng Bí thư yêu cầu nắm chắc tình hình triển khai ở cơ sở, nhất là việc sáp nhập xã, bố trí cán bộ sau khi sáp nhập tỉnh, tổ chức đại hội đảng bộ các cấp.
(VNF) - Chủ tịch Quốc hội cho rằng việc báo chí công khai 28 tỉnh, 6 thành phố trực thuộc Trung ương và thủ phủ của các tỉnh thành là phương pháp lấy ý kiến của nhân dân.
(VNF) - Ngày 14/4, tai phiên tòa phúc thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát (giai đoạn 2), bà Trương Mỹ Lan và các bị cáo đồng phạm nói lời sau cùng trước khi hội đồng xét xử vào nghị án.
(VNF) - Tại dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử sửa đổi, Chính phủ đề xuất phân quyền cho Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân. Thẩm quyền này đang thuộc Quốc hội, theo luật hiện hành.
(VNF) - Gia đình ông Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC, vừa chuyển 100 tỷ đồng vào tài khoản của Cục Thi hành án dân sự Hà Nội để khắc phục hậu quả vụ án.
(VNF) - Trung ương thống nhất giảm 60 - 70% đơn vị hành chính cấp xã. Hiện cả nước còn 10.035 đơn vị hành chính cấp xã, sau phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chốt số lượng cụ thể bao nhiêu xã được sắp xếp.
(VNF) - Trung ương thống nhất chủ trương cả nước còn 34 tỉnh thành, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương. Có 11 địa phương giữ nguyên và 52 địa phương sáp nhập thành 23 tỉnh, thành.
(VNF) - Trong những năm qua, đại dịch Covid-19 vào năm 2021; xung đột trên thế giới làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu vào năm 2022; năm 2023 phải xử lý các ngân hàng yếu kém; siêu bão Yagi tàn phá đất nước vào năm 2024 và cuộc chiến tranh thương mại vào năm 2025... đã gây ra nhiều thách thức, khó khăn cho Việt Nam
(VNF) - Dự kiến 2 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh là Bãi Vọt - Hàm Nghi và Hàm Nghi - Vũng Áng sẽ thông tuyến chính trước dịp lễ 30/4 và 1/5.