Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Chiều nay (20/12), tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục phiên xét xử vụ án Mobifone mua AVG.
Là bị cáo đầu tiên được tự bào chữa, bà Mai nêu 2 ý kiến đối với cáo trạng. Một là trong cáo trạng có nói bà Mai đã biết các hành vi vi phạm, song bà Mai phủ nhận điều này. “Tôi không biết vì biết đã không làm”, bà Hoa nói.
Ý kiến thứ hai là bà Mai mong hội đồng xét xử ghi nhận bà đã tích cực tham gia thu hồi tiền cho nhà nước.
Liên quan đến vi phạm của mình, bị cáo Phan Thị Hoa Mai bào chữa rằng: việc biết tình hình tài chính khó khăn của AVG nhưng vẫn đồng thuận ký mua vì bà không có cơ sở để phản đối.
Cụ thể, về giá mua, bà Mai cho biết bà hoàn toàn tin tưởng vào kết quả thẩm định giá của các công ty tư vấn, vốn được Bộ Tài chính cấp phép; và tin tưởng vào kết quả làm việc của Ban tổng giám đốc.
Bà Mai nhấn mạnh lúc đó bà “buộc phải tin tưởng” vì tổng giám đốc (tức Cao Duy Hải) khẳng định đã tính toán kỹ và Ban tổng giám đốc Mobifone đã có 4 buổi làm việc với AVG.
“Lúc đó, tôi không có chuyên môn về thẩm định giá nên tôi buộc phải tin tưởng vào tổng giám đốc”, bà Mai nói.
Về quy trình đầu tư dự án, bà Mai thừa nhận dự án mua AVG ngoài tầm của Mobifone mà thuộc thẩm quyền của Thủ tướng. Để Thủ tướng phê duyệt thì Văn phòng Chính phủ có yêu cầu các bộ liên quan cho ý kiến.
“Trên thực tế, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản thông báo chấp thuận chủ trương cho Mobifone mua AVG và Bộ Thông tin và Truyền thông đã ra quyết định đầu tư. Tôi không có lý do để không tin tưởng vào văn bản của Văn phòng Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông”, bà Mai bày tỏ.
Bà Mai cũng thừa nhận bản thân chỉ có chuyên môn tài chính, kế toán trong phạm vi doanh nghiệp; không có chuyên môn về kinh doanh, thẩm định giá hay truyền hình… Do đó, bà không có đủ cơ sở thông tin để phản đối dự án.
Một lý do khác được bà Mai nêu ra là tình hình khó khăn về tài chính của AVG đã được thể hiện qua báo cáo của Tổng giám đốc, báo cáo của tổ chức thẩm định, thậm chí và trong văn bản của Mobifone gửi Bộ Thông tin và Truyền thông.
“Như vậy tôi hiểu rằng tình hình tài chính khó khăn của AVG đã được xem xét và là thông số đầu vào cho việc thẩm định. Bộ cũng biết rồi nhưng vẫn ra quyết định phê duyệt…”, bà Mai nói và cho biết thêm báo cáo của Tổng giám đốc cho thấy tỷ lệ NPV dương rất cao.
Phản đối ý kiến cho rằng mình có trách nhiệm do tham gia vào những cuộc họp quan trọng quyết định đầu tư dự án, bà Mai cho rằng không thể nói tham gia họp và tội nhiều, vì họp là trách nhiệm của lãnh đạo.
Bà Mai cho hay bà chỉ tham gia vào 3 cuộc họp của HĐTV. Cuộc họp thứ nhất vào ngày 22/6/2015, xem xét công văn 3018 xin thuê thêm một đơn vị định giá. Cuộc họp thứ hai vào ngày 11/8/2015 để xem xét công văn 4188 của Tổng giám đốc trình Bộ Thông tin và Truyền thông.
“Lúc đó tôi đồng ý trình Bộ vì tất cả số liệu trình lên, kể cả câu chữ cũng trích từ văn bản của Tổng giám đốc. HĐTV không có cơ sở để ngăn Tổng giám đốc trình văn bản. Tôi kí vì không có cơ sở để phản đối”, bà Mai trình bày.
Cuộc họp thứ ba vào ngày 23/9/2015 để xem xét báo cáo 5054 của Tổng giám đốc và biên bản cuộc họp ngày 18/9/2015. Bà Mai cho hay tại cuộc họp này, bà không nêu quan điểm phản đối giá mua và tỷ lệ mua vì giá mua và tỷ lệ mua đã được nêu ra tại cuộc họp hôm 18/9.
“Giá mua căn cứ vào văn bản 5054 của Tổng giám đốc, còn tỷ lệ mua do Chủ tịch HĐTV (tức Lê Nam Trà) đề xuất ngày 18/9. Như vậy mang tiếng là buổi họp này do HĐTV thống nhất nhưng giá mua, tỷ lệ mua không phải do chúng tôi làm ra”, bà Mai khẳng định.
Bà Mai tái nhấn mạnh vụ án này là vụ án kinh tế, do đó quan trọng nhất là giá mua và tỷ lệ mua. Giá mua do Tổng giám đốc trình, tỷ lệ mua do Chủ tịch HĐTV đề xuất. Do đó, giá mua và tỷ lệ mua thuộc trách nhiệm của Chủ tịch và Tổng giám đốc. Giá mua và tỷ lệ mua không thuộc trách nhiệm của HĐTV.
Bào chữa thêm cho mình, bà Mai cho biết trong nhiều cuộc họp, bà đã đưa ra nhiều ý kiến theo hướng dự án cần cẩn trọng hơn để tránh tổn thấy. Cụ thể, bà đã chỉ ra giá trị sổ sách của mảng truyền hình AVG chỉ là 629 tỷ đồng.
“Đây là lần đầu tiên, tôi là người đầu tiên đưa ra giá trị sổ sách của mảng truyền hình AVG chỉ có 629 tỷ đồng. Trong cuộc họp đó, tôi đã đưa ra ý kiến gây bất lợi cho AVG. Ngay lập tức ông Phạm Nhật Vũ gay gắt với tôi”, bà Mai thuật lại.
Một ý kiến khác được bà Mai đưa ra là bà đã yêu cầu thực hiện kiểm toán trước khi mua AVG. “Để ra được báo cáo kiểm toán phải mất vài tháng nhưng chỉ 9 ngày sau cuộc họp hôm 16/9/2015, Chủ tịch HĐTV đã tự quyết định ký hợp đồng với AVG. Ngày 22/1/2016, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có vân bản chỉ ra bất cập của dự án, đề nghị dừng thực hiện. Như vậy, nếu thực hiện theo ý kiến của tôi là phải mời kiểm toán thì Mobifone đã tránh được thiệt hại”, bà Mai nói.
Ngoài ra, bà Mai cũng nhận rằng mình là người tích cực giúp thu hồi tiền cho nhà nước thông qua việc hủy hợp đồng mua bán cổ phần với AVG.
Nói lời sau cùng, bà Mai bày tỏ sự ân hận vì kém hiểu biết chuyên môn, do quá tin tưởng cấp dưới và cấp trên mà để ra sai phạm. Việc này đã ảnh hưởng rất lớn đến Mobifone và người lao động Mobifone.
“Là lãnh đạo công ty, tôi xin lỗi người lao động Mobifone”, bà Mai nói.
Theo cáo trạng của viện kiểm sát, bị cáo Phan Thị Hoa Mai, với vai trò, trách nhiệm là Thành viên HĐTV Mobifone, biết tình hình tài chính của AVG khó khăn, giá mua chênh lệch lớn so với giá trị thể hiện trên sổ sách kế toán, Phan Thị Hoa Mai vẫn biểu quyết đồng thuận cùng HĐTV báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, phê duyệt dự án.
Phan Thị Hoa Mai tham gia cuộc họp ngày 23/9/2015 của HĐTV thông qua Văn bản số 5054 ngày 14/9/2015 của Ban Tổng giám đốc, tham gia cuộc họp ngày ngày 18/9/2015 và cuộc họp ngày 02/10/2015 do Bộ TTTT chủ trì cùng với các Thành viên HĐTV, Ban Tổng giám đốc Mobifone và AVG thống nhất giá mua là 8.898,3 tỷ đồng, tương đương 95% cổ phần của AVG theo nguyên trạng.
Ngoài ra, Phan Thị Hoa Mai còn tham gia ký khống 02 biên bản họp HĐTV ngày 05/10/2015 và ngày 25/12/2015.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.