Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tại phiên họp thứ bảy của Ban Chỉ đạo Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế thành phố Hà Nội ngày 28/3, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cho biết, quan điểm chỉ đạo của Thường trực Thành ủy đối với công tác quản lý Hồ Tây là trước mắt không xem xét đưa du thuyền hoạt động trở lại.
Bên cạnh đó, Bí thư Đinh Tiến Dũng cũng yêu cầu tập trung di dời hết các tàu cũ còn lại, bảo đảm cảnh quan, môi trường của khu vực Hồ Tây.
"Việc đưa du thuyền hoạt động trở lại chưa vội tính đến. Sau này nếu có tính toán đến việc này thì cũng phải xem xét rất kỹ đến mọi mặt, nhất là tuyệt đối bảo đảm lâu dài, bền vững môi trường nước, giữ gìn sinh thái trong hồ", ông Dũng nhấn mạnh.
Trước đó, như VietnamFinance đã thông tin, UBND thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến để hoàn thiện quy định quản lý Hồ Tây. Trong đó, thành phố Hà Nội dự kiến có 12 loại hình dịch vụ được phép hoạt động ở Hồ Tây trong thời gian tới.
Cụ thể, các hoạt động kinh doanh ở Hồ Tây dự kiến gồm có tàu du lịch, thuyền, xuồng canô, xe đạp nước trên hồ (không lưu trú qua đêm); vận chuyển hành khách bằng phương tiện thủy; dịch vụ bơi thuyền; hoạt động thuyền lướt ván, thuyền buồm; bơi lặn.
Bên cạnh đó, thành phố Hà Nội cũng muốn phát triển ở Hồ Tây các dịch vụ như du lịch văn hóa; nghệ thuật biểu diễn; thể thao; biểu diễn nhạc nước; khinh khí cầu; bay dù lượn; kinh doanh sân tập golf nước trên hồ.
Đối với hạng mục du thuyền, vào năm 2015, Hà Nội đã chỉ đạo quận Tây Hồ rà soát, yêu cầu các đơn vị có phương tiện thủy nội địa cũ nát không sử dụng di chuyển khỏi khu vực Hồ Tây. Đến năm 2017, thành phố Hà Nội yêu cầu chấm dứt hoàn toàn hoạt động kinh doanh dịch vụ, thể thao du lịch, vui chơi giải trí, nuôi trồng khai thác thủy sản ở Hồ Tây.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.