Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
UBND thành phố Hà Nội cho biết hiện đang lấy ý kiến để hoàn thiện quy định quản lý Hồ Tây. Trong đó, thành phố Hà Nội dự kiến có 12 loại hình dịch vụ được phép hoạt động ở Hồ Tây trong thời gian tới.
Cụ thể, các hoạt động kinh doanh ở Hồ Tây dự kiến gồm có tàu du lịch, thuyền, xuồng canô, xe đạp nước trên hồ (không lưu trú qua đêm); vận chuyển hành khách bằng phương tiện thủy; dịch vụ bơi thuyền; hoạt động thuyền lướt ván, thuyền buồm; bơi lặn.
Bên cạnh đó, thành phố Hà Nội cũng muốn phát triển ở Hồ Tây các dịch vụ như du lịch văn hóa; nghệ thuật biểu diễn; thể thao; biểu diễn nhạc nước; khinh khí cầu; bay dù lượn; kinh doanh sân tập golf nước trên hồ.
UBND thành phố Hà Nội cho biết quận Tây Hồ sẽ là đầu mối quản lý Hồ Tây. Do đó, việc sử dụng không gian mặt hồ phục vụ các hoạt động văn hóa thể thao, du lịch và vui chơi giải trí phải được UBND quận Tây Hồ cấp phép.
Được biết, theo Quy hoạch phân khu đô thị khu vực Hồ Tây và phụ cận (A6) mà UBND thành phố phê duyệt, khu vực Hồ Tây sẽ có 8 bến thuyền và tuyến du lịch thủy. Quận Tây Hồ là đơn vị tổ chức đầu tư và quản lý sau đầu tư đối với các hạng mục này. Tàu thuyền hoạt động kinh doanh du lịch dịch vụ ở đây cũng do quận Tây Hồ quản lý.
Trước đó, năm 2015, thành phố Hà Nội chỉ đạo quận Tây Hồ rà soát, yêu cầu các đơn vị có phương tiện thủy nội địa cũ nát không sử dụng di chuyển khỏi khu vực Hồ Tây. Đến năm 2017, thành phố Hà Nội yêu cầu chấm dứt hoàn toàn hoạt động kinh doanh dịch vụ, thể thao du lịch, vui chơi giải trí, nuôi trồng khai thác thủy sản ở Hồ Tây.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.