Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Nhấn mạnh ý nghĩa của việc Quốc hội thông qua Nghị quyết thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội, đồng chí Hoàng Trung Hải cho biết, năm 2020, thành phố sẽ tiếp tục kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội xem xét, thông qua các cơ chế đặc thù về phân cấp, phân quyền.
Theo ông Hải, đây là nội dung rất quan trọng, giúp các cơ quan của thành phố có đủ thẩm quyền để giải quyết công việc, đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân nhanh hơn, hiệu quả hơn. Bí thư Thành ủy đề nghị, khi các chủ trương này đi vào thực hiện, cán bộ, đảng viên, cử tri và nhân dân quận Thanh Xuân cần đồng thuận, ủng hộ và nỗ lực cùng thành phố thực hiện có hiệu quả.
Ghi nhận các ý kiến, kiến nghị của cử tri quận Thanh Xuân nêu tại buổi tiếp xúc, Bí thư Thành ủy Hà Nội khẳng định, các đại biểu Quốc hội thành phố sẽ tiếp thu đầy đủ để báo cáo với Quốc hội, đồng thời đề nghị các cơ quan có thẩm quyền của Trung ương và thành phố giải quyết, trả lời cử tri trong kỳ tiếp xúc tới.
Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng đã trao đổi, làm rõ một số vấn đề cụ thể cử tri nêu. Đáng chú ý, về 3 tuyến đường chậm tiến độ (đường Vành đai 2,5, đường Tôn Thất Tùng kéo dài và đường Vương Thừa Vũ kéo dài), đồng chí Hoàng Trung Hải cho biết, các dự án này được thực hiện theo hình thức hợp tác công - tư (PPP), nhưng do vướng mắc về thủ tục, cơ chế của hình thức đầu tư này, nên thành phố buộc phải dừng lại, chuyển hướng sang hình thức đầu tư khác.
Trong bối cảnh nguồn ngân sách chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản nên các dự án này bị chậm trễ. Hiện nay, thành phố đang khắc phục bằng cách xác định mức độ ưu tiên để đầu tư từ nguồn ngân sách, kết hợp với kêu gọi các nguồn đầu tư xã hội hóa.
Về việc di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi các quận nội thành, Bí thư Thành ủy cho biết, qua rà soát, hiện có 117 cơ sở sản xuất ở 12 quận không phù hợp quy hoạch và gây ô nhiễm môi trường, cần được di dời. Nhưng đây là vấn đề còn khó khăn trong kiểm soát quy hoạch và cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp.
Về quản lý chung cư, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải cho biết, toàn thành phố hiện có 2.598 chung cư với gần 900.000 người dân sinh sống. Nhằm huy động cả hệ thống chính trị tham gia giải quyết các vấn đề liên quan, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TU ngày 28-6-2019 về “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Cùng với sự cố gắng của các cấp, các ngành, cử tri và nhân dân trên địa bàn, nhất là cư dân sinh sống ở các chung cư cần tích cực tham gia vào công tác quản lý chung cư; ủng hộ chủ trương của thành phố về cải tạo, xây dựng mới các chung cư cũ, nhất là các chung cư cũ nguy hiểm.
Lưu ý tình hình cháy nổ vẫn diễn biến phức tạp, Bí thư Thành ủy cho biết, thành phố đã và đang chỉ đạo quyết liệt để ngăn chặn, hạn chế. Tuy nhiên, thành phố rất cần người dân tích cực hỗ trợ bằng cách thực hiện triệt để các biện pháp phòng cháy, chữa cháy; đặc biệt, mỗi gia đình cần tự xây dựng phương án thoát hiểm và phòng cháy, chữa cháy, hướng dẫn từng thành viên thực hiện thuần thục.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.