Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Bình Định được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá là nơi hội đủ nhiều điều kiện từ vị trí địa lý đến giao thông hạ tầng gồm cả cảng biển, đường sắt, hàng không và một khu kinh tế Nhơn Hội được hưởng những ưu đãi cơ chế vượt trội…
Chính điều này đã giúp địa phương có cơ nhiều cơ hội, ưu thế lớn để đẩy mạnh thu hút FDI trong giai đoạn hậu Covid-19.
Chỉ riêng 4 tháng gần đây, đã có 3 doanh nghiệp lớn nước ngoài muốn rót vốn vào tỉnh này.
Tại buổi làm việc với chủ tịch UBND tỉnh Bình Định vào đầu tháng 6, Tổng giám đốc Mitsubishi Motors Kenichi Horinouchi cho biết tập đoàn đang tìm kiếm địa điểm thứ 2 để đặt nhà máy sản xuất ô tô tại Việt Nam.
Theo ông Kenichi Horinouchi, Bình Định có lợi thế cảng nước sâu nên xác định là điểm ưu tiên hàng đầu. Mặt khác, tỉnh có hạ tầng giao thông kỹ thuật khá hoàn thiện nên thuận lợi cho việc đi lại vận chuyển hàng hóa.
Ngoài ra, ông cũng cho rằng Bình Định là tỉnh có quỹ đất lớn rất thuận lợi cho việc xây dựng các nhà máy sản xuất phụ kiện phục vụ cho ngành sản xuất ô tô.
“Bình Định có điểm mạnh về sự hài hòa của khu kinh tế, khu công nghiệp với hạ tầng đi kèm là một trong những địa điểm để Mitsubishi Motors khảo sát, tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư nhà máy lắp ráp ô tô”, ông Kenichi Horinouchi cho hay.
Trước ý kiến của doanh nghiệp Nhật Bản, chủ tịch UBND Bình Định mong muốn Mitsubishi đầu tư tại tỉnh, nhất là xây dựng nhà máy lắp ráp ô tô tại khu công nghiệp Becamex.
Ông Dũng cam kết tạo điều kiện thuận lợi nhất về quỹ đất, thủ tục hành chính và nhiều chính sách ưu đãi khác để tập đoàn triển khai các dự án sản xuất ô tô.
Trước đó, thông tin về việc Mitsubishi muốn xây nhà máy ô tô thứ hai tại Việt Nam từng được Phó chủ tịch hãng Kozo Shiraji chia sẻ trong buổi làm việc đầu năm 2018 với ông Vương Đình Huệ - khi đó là Phó thủ tướng.
Nhà máy này dự kiến có tổng mức đầu tư khoảng 250 triệu USD, công suất 30.000 - 50.000 xe một năm.
Cách đây nửa tháng, đại diện Công ty Cammsys (Hàn Quốc) cho biết công ty mong muốn tìm một đối tác thích hợp để phát triển, lắp ráp ô tô điện và sẵn sàng chuyển giao công nghệ sản xuất phát triển ô tô điện tại thị trường Việt Nam. Năm 2019, công ty đã nghiên cứu và phát triển dòng ô tô điện có tên CEVO và đã bán ra thị trường.
Qua khảo sát thực tế tại Bình Định, công ty đánh giá cao cơ sở hạ tầng, kết nối giao thông của tỉnh với khu vực và thế giới, đồng thời mong muốn hợp tác phát triển dự án cung cấp ô tô điện cho các khu công nghiệp, khu du lịch và liên kết sản xuất dòng xe này tại địa bàn tỉnh.
Còn đại diện Công ty Hyundai Aluminum Vina cũng đến từ Hàn Quốc mong muốn tìm được một mặt bằng sạch, có diện tích khoảng 200ha để đầu tư hạ tầng khu công nghiệp công nghệ cao tại Bình Định.
Nếu tìm được vị trí phù hợp và được chấp thuận đầu tư, doanh nghiệp hứa sẽ kêu gọi, thu hút khoảng 60 nhà đầu tư Hàn Quốc đến sản xuất kinh doanh.
Công ty này đầu tư hợp tác tại Việt Nam được 14 năm, tổng vốn đầu tư các dự án tại Việt Nam lên tới 5 tỷ USD với nhiều lĩnh vực khác nhau.
Sau Nhật và Hàn, một doanh nghiệp của Đức cũng muốn làm dự án điện gió ngoài khơi tại Bình Định.
Cụ thể, vào đầu tháng 9, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Phi Long đã làm việc với đoàn công tác Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam (cơ quan đại diện của Bộ Kinh tế và Năng lượng Liên bang Đức).
Tại buổi làm việc, ông Trần Minh, Giám đốc Dự án cấp cao điện gió ngoài khơi Tập đoàn PNE đã đề xuất làm dự án phát triển công viên điện gió ngoài khơi tại tỉnh Bình Định với tổng mức đầu tư 1,5 tỷ USD.
Đồng thời, Tập đoàn PNE cũng muốn tìm hiểu cơ chế chính sách khuyến khích phát triển năng lượng gió tại Bình Định và quy trình phát triển, phê duyệt dự án điện gió tại Việt Nam.
Trước đề xuất của “đại gia” Đức, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phi Long cam kết tạo mọi điều kiện cho nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án.
Bên cạnh đó, Phó chủ tịch tỉnh cũng mong muốn Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tiếp tục hỗ trợ, kết nối các nhà đầu tư Đức tìm hiểu thông tin thị trường, tìm kiếm đối tác và đầu tư tại Việt Nam trong thời gian tới.
Theo Trung tâm xúc tiến đầu tư Bình Định, trong năm 2019, toàn tỉnh thu hút được 6 dự án FDI, với tổng vốn hơn 80 triệu USD. Trong đó, nổi bật là dự án nhà máy điện mặt trời QNY, vốn đầu tư gần 70 triệu USD, do Công ty Năng lượng QN (Hàn Quốc) làm chủ đầu tư; dự án trang trại chăn nuôi heo thịt công nghệ cao của Công ty TNHH Chăn nuôi New Hope, vốn đầu tư gần 5 triệu USD và dự án nhà máy chế biến gỗ Wesbrook Việt Nam do Công ty Wesbrook Limited (trụ sở tại British Virgin Island) đăng ký, vốn đầu tư 2,5 triệu USD… Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có tất cả 80 dự án FDI với tổng vốn đăng ký hơn 709 triệu USD. Trong đó, có 32 dự án đầu tư trong phạm vi khu kinh tế Nhơn Hội và các khu công nghiệp, với tổng vốn đăng ký hơn 485 triệu USD. Theo giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư, mặc dù tỉnh đã mời gọi, thu hút đầu tư nước ngoài, nhưng vẫn chưa thu hút nhiều dự án FDI có quy mô lớn, công nghệ hiện đại để làm “đầu tàu” thúc đẩy và tạo vệ tinh thu hút những dự án khác. |
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.