Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Sáng 5/2, tại Hội nghị triển khai chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ-TW ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và xúc tiến đầu tư Vùng với chủ đề “Liên kết - Phát triển nhanh và bền vững - Đột phá từ biển”, Bí Thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng mong muốn được ủng hộ thực hiện 2 dự án: Dự án Điện gió ngoài khơi của Tập đoàn PNE và Dự án Khu liên hợp Gang thép Long Sơn của Tập đoàn Long Sơn.
Đối với Dự án điện gió ngoài khơi của Tập đoàn PNE với tổng công suất 2.000 MW, tổng mức đầu tư 4,6 tỷ USD, tỉnh Bình Địnhđề nghị đưa Dự án vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 và cho phép dự án được triển khai tại tỉnh Bình Định.
Đối với Dự án Khu liên hợp Gang thép Long Sơn của Tập đoàn Long Sơn, công suất 5,4 triệu tấn/năm với tổng vốn đăng ký 56.257 tỷ đồng gắn với cảng chuyên dùng tại thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định đề nghị hỗ trợ trong công tác thẩm định và các vấn đề liên quan thuộc thẩm quyền của Trung ương.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Bình Định cũng cho biết, quy mô hiện tại Cảng hàng không Phù Cát đã bị quá tải. Nhất là vào mùa cao điểm du lịch hè kéo dài và các dịp hội nghị, sự kiện, lễ, tết…
Hiện Cảng hàng không Phù Cát đang khai thác bao gồm 3 hạng mục chính: Sân đỗ với 7 vị trí đỗ máy bay; nhà ga 2 tầng và đường băng. Trong đó, nhà ga hành khách có năng lực phục vụ 600 hành khách giờ cao điểm, công suất thiết kế 2,5 triệu hành khách/năm, có khả năng mở rộng để nâng công suất lên 5 triệu hành khách/năm.
“Để tạo điều kiện thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến với Bình Định nói riêng và Việt Nam nói chung, góp phần quảng bá du lịch tỉnh Bình Định, đề nghị Trung ương cho chủ trương thực hiện nâng cấp Cảng hàng không Phù Cát vào chương trình hành động và bổ sung quy hoạch thành cảng hàng không quốc tế. Trong đó, cho phép tỉnh Bình Định sử dụng nguồn vượt thu hàng năm để đầu tư đường cất hạ cánh thứ 2 và lập đề án xã hội hóa đầu tư nâng cấp, mở rộng nhà ga, sân đỗ của sân bay trước năm 2025”, ông Hồ Quốc Dũng kiến nghị.
Trong năm 2022, tỉnh Bình Định đạt mức tăng trưởng GRDP 8,57%, vượt 2,07% so với kế hoạch đề ra; đứng thứ 6/14 tỉnh, thành phố trong khu vực miền Trung và đứng thứ 3/5 địa phương trong khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung (sau Đà Nẵng và Quảng Nam). Trong 19 chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội, Bình Định đều đạt và vượt so với kế hoạch. Đặc biệt, tổng thu ngân sách nhà nước lập kỷ lục mới với 16.551 tỷ đồng, vượt 35,6% dự toán năm và tăng 13,7% so với cùng kỳ năm ngoái; kim ngạch xuất khẩu đạt cao nhất từ trước đến nay với 1,55 tỷ USD; 4,12 triệu lượt khách đến Bình Định, tăng 1,8 lần so với năm trước, tổng doanh thu du lịch đạt khoảng 13.100 tỷ đồng, tăng 6,5 lần. |
Xem thêm: Đầu tư Cảng hàng không Phù Cát theo phương thức PPP
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.