'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Bộ Công Thương vừa có báo cáo gửi Thủ tướng giải trình việc tăng giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 20/3/2019 với mức tăng 8,36%.
Tại báo cáo này, Bộ Công Thương cho hay các yếu tố đầu vào đã làm chi phí mua điện tăng thêm khoảng 20.000 tỷ đồng. Cụ thể, giá than bán cho điện làm chi phí mua điện tăng hơn 7.330 tỷ đồng. Chi phí tăng do giá khí và dầu gần 7.390 tỷ đồng; tỷ giá và chênh lệch tỷ giá hợp đồng mua bán điện khoảng 5.050 tỷ đồng...
Xem thêm >>> Phó tổng giám đốc EVN: Giá điện tăng 8,36%, EVN thu về hơn 20.000 tỷ đồng
Bộ cho biết mức tăng giá bán lẻ điện bình quân 8,36% vừa qua chưa gồm chênh lệch tỷ giá mua bán điện dự kiến năm 2018 của các nhà máy điện (hơn 3.260 tỷ đồng).
"Nếu bổ sung thêm chi phí này, tổng chênh lệch tỷ giá mua bán điện hơn 7.090 tỷ đồng và khi đó giá bán lẻ điện bình quân 2019 sẽ khoảng 1.879,9 đồng một kWh, tương đương tỷ lệ tăng 9,26%", báo cáo của Bộ nêu.
Về biểu giá điện bậc thang, Bộ Công Thương cho hay biểu giá này là cần thiết, được nhiều nước trên thế giới áp dụng, tuy nhiên tới đây Bộ sẽ thiết kế lại biểu giá để giảm bù chéo giữa các hộ tiêu thụ.
Về việc kiểm tra thực hiện quyết định tăng giá điện, Bộ Công Thương khẳng định công tác ghi chỉ số công tơ, chốt chỉ số, tính tiền điện trong tháng thay đổi giá, áp giá bán lẻ điện và thanh toán tiền điện ... được các đơn vị thực hiện đúng quy trình kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), quy định của Chính phủ.
"Việc chốt chỉ số công tơ, phát hành hóa đơn tiền điện tại một số khách hàng sử dụng điện sản xuất lớn cho thấy, các đơn vị đã thực hiện đúng quy định", Bộ Công Thương nhấn mạnh.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.