'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo đó, Bộ Công Thương yêu cầu bộ phận đại diện vốn nhà nước tại VEAM có ý kiến để HĐQT giao ông Trần Ngọc Hà phối hợp với các đơn vị chức năng của tổng công ty tập trung vào công tác thu hồi công nợ và công tác bán hàng đối với lô hàng sản xuất từ lô 3.000 bộ linh kiện và phụ tùng xe Hyundai Mighty mua từ Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại TCG, đến hết năm 2018 báo cáo kết quả thực hiện về Ban cán sự đảng Bộ Công Thương.
Bộ Công Thương cũng yêu cầu bộ phận đại diện vốn có ý kiến để HĐQT giao ông Ngô Văn Tuyển (đại diện phần vốn nhà nước, ủy viên HĐQT, Phó tổng giám đốc VEAM) đảm nhiệm công việc của Tổng giám đốc và thực hiện chức năng đại diện pháp luật của VEAM trong thời gian tạm dừng điều hành đối với ông Trần Ngọc Hà.
Đồng thời, bộ phận đại diện vốn nhà nước sẽ giới thiệu ông Lê Hữu Phúc (đại diện vốn nhà nước, ủy viên HĐQT VEAM) để Công ty Honda Việt Nam bổ nhiệm chức vụ Phó tổng giám đốc thứ nhất công ty này.
Liên quan đến thương vụ mua bán 3.00 bộ linh kiện và phụ tùng nêu trên, VEAM từng có văn bản giải trình.
Cụ thể, phía VEAM cho biết năm 2017 Chính phủ có quyết định chức thức về việc các doanh nghiệp phải chuyển sang sản xuất các dòng xe có tiêu chuẩn EURO4. Theo đó từ 1/1/2018 các nhà máy ô tô phải áp dụng quy định này, riêng các dòng xe EURO2 đã được sản xuất trước thời hạn trên thì vẫn được bán ra thị trường và sử dụng bình thường.
Tháng 9/2017, Tổng giám đốc VEAM đã đồng ý để nhà máy Ô tô VEAM ký hợp đồng mua 3.000 bộ linh kiện về để sản xuất và tiêu thụ. Cơ sở để Tổng giám đốc VEAM “đơn phương” phê duyệt thương vụ mua bán trên là Luật Doanh nghiệp năm 2014.
Trong đó, Điều 149 về Hội đồng quản trị quy định Hội đồng quản trị có các quyền và nghĩa vụ: thông quan hợp đồng mua bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ hoặc giá trị khác.
Còn điều 157 quy định giám đốc, tổng giám đốc có các quyền nghĩa vụ gồm: quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị. Điều này cũng được thể hiện trong Điều lệ hoạt động của VEAM năm 2017.
Chiếu theo quy định kể trên, trong ý kiến giải trình của mình, lãnh đạo VEAM cho rằng lô hàng 3.000 bộ linh kiện có giá trị 1.600 tỷ đồng so với tổng giá trị tài sản của VEAM trên 17.000 tỷ đồng là hoàn toàn có cơ sở và phù hợp với thẩm quyền của Tổng giám đốc.
“Việc đồng ý cho VEAM mua lô hàng 3.000 bộ linh kiện ô tô là cần thiết, không vượt thẩm quyền Tổng giám đốc, không gây thất thoát hay tồn tại gì nên không làm ứ đọng vốn, tạp công ăn việc làm và đời sống cho cán bộ cộng nhân viên…”, văn bản giải trình của VEAM biện minh.
Tuy nhiên, VEAM này cũng thừa nhận việc Tổng giám đốc đồng ý để Giám đốc Nhà máy ô tô VEAM ký hợp đồng mua mà không có văn bản, ý kiến ủy quyền là có "thiếu sót" về thủ tục hành chính và cần được nghiêm túc rút kinh nghiệm.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.