Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Tại phiên họp báo thường kỳ Bộ Công Thương chiều 16/10, ông Đỗ Đức Quân, Phó cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) nhận định nguyên nhân dẫn tới sự cố khiến 13 cán bộ, chiến sĩ hy sinh tại thuỷ điện Rào Trăng 3 là do lượng mưa lớn, kéo dài trong nhiều ngày.
"Sự cố tại thủy điện Rào Trăng 3 là tổn thất vô cùng lớn về người và của, phía cơ quan xin gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân...", ông Quân bày tỏ.
Liên quan đến nội dung ở khu vực khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền (Huế) có tới 4 dự án thủy điện, ông Quân cho rằng trước đây dự án này chỉ chiếm một phần đất rừng, hiện tại vấn đề này đã được giải quyết.
"Khu vực rừng Phong Điền có liên quan đến dự án A Lin, trước đây có chiếm một số diện tích đất rừng, bởi vì trước đây làm phương án nửa hở, nửa hầm. Sau đó, nhà đầu tư cũng đã hoàn toàn chuyển các tuyến dẫn nước bằng đường ngầm nên những vấn đề này đã được giải quyết. Từ 2016 đến nay, tất cả những dự án liên quan đến rừng tự nhiên đều phải báo cáo Chính phủ phê duyệt mới được thực hiện", ông Quân nói.
Ông Quân chia sẻ thêm, từ năm 2016 đến nay, những dự án thủy điện đã được cảnh báo về môi trường, nguy cơ sạt lở sẽ không được đưa vào quy hoạch.
"Sau khi có Chỉ thị 13 của Bộ Chính trị cũng như là các chương trình của Chính phủ, tất cả những dự án thủy điện nhỏ có liên quan đến rừng tự nhiên, không có một dự án nào được bổ sung quy hoạch. Tất cả các dự án được bổ sung quy hoạch, Bộ Công Thương đều kiểm soát rất chặt chẽ rất kỹ các vấn đề liên quan đến rừng, đến đất", ông Quân cho biết.
Theo ông Quân, từ năm 2011, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có những cảnh báo về tác động của môi trường của những dự án thủy điện, trong đó có Rào Trăng 3.
"Những cảnh báo của Bộ Tài nguyên và Môi trường như bồi lắng, tác động về rừng, dòng chảy đều được Bộ Công Thương lưu ý trong khi mà xem xét các quy hoạch. Đặc biệt, Huế là khu vực là có rủi ro về tai biến địa chất là rất lớn, có khi lượng mưa thuộc diện lớn nhất của cả nước. Còn khu vực gần dự án Rào Trăng 3, lượng mưa cũng lên mức cao kỉ lục, xấp xỉ 2200 mm trong khoảng 1 tuần, kéo theo tai biến địa chất rất lớn", ông Quân nói.
Liên quan việc đảm bảo an toàn tại khu vực các hồ, đập chứa nước, Phó cục trưởng Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) Tô Xuân Bảo cho biết Bộ Công Thương đã làm hết sức quyết liệt về vấn đề này.
Bộ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tập trung vào việc khảo sát, đánh giá đảm bảo an toàn hồ chứa cũng như quán triệt các hồ chứa phải đảm bảo các quy định pháp luật, cụ thể là Nghị định 114 ngày 4/9/2018 về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
Liên quan đến vấn đề xả lũ trong các mùa lũ, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành nhiều công điện chỉ đạo các hồ chứa nước, đập chứa nước triển khai các biện pháp ứng phó lũ và đảm bảo đúng quy trình.
Bên cạnh đó, về vấn đề đảm bảo an toàn hạ lưu, đại diện Bộ Công Thương khẳng định tất cả các hồ thủy điện khi được lệnh xả lũ đều có thông báo đến khu vực dân cư ở vùng hạ lưu và phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương nhằm hạn chế tác động tiêu cực của công tác xả lũ.
Bộ Công Thương cũng có kết nối dữ liệu hằng ngày với Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và các hồ thủy điện, qua đó nắm được các dữ liệu về mực nước, lưu lượng nước về hồ để có sự điều hành cụ thể, đảm bảo an toàn cho công trình và hạ lưu.
"Qua sự kiện đáng tiếc vừa rồi, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các bên liên quan nhằm rà soát các công trình thủy điện đồng thời lên phương án ứng phó thiên tai, chủ động khi xảy ra các tình huống xấu. Ngoài ra Bộ sẽ hoàn thiện cơ sở dữ liệu và bổ sung thêm các công cụ nhằm giám sát các hồ thủy điện trong quá trình vận hành", ông Bảo nói.
Trước đó, vào 12h ngày 12/10, sau khi nhận được thông tin, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức đoàn công tác đi kiểm tra, xác minh để có phương án cứu hộ, cứu nạn, gồm 21 người. Đến 0h ngày 13/10 toàn bộ núi, đất đá trùm lên tòa nhà đoàn đang nghỉ, 8 người đã thoát được ra ngoài và 13 người mất tích. Đến tối 15/10, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy toàn bộ 13 thi thể là các cán bộ, chiến sĩ bị núi lở vùi lấp tại Tiểu khu 67, Trạm Kiểm lâm sông Bồ (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế). |
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.