'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngày 15/8, Bộ Công Thương ban hành quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh bổ sung Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2016 – 2025 có xét đến năm 2035 – Quy hoạch phát triển hệ thống điện 110 kV.
Theo đó, Bộ Công Thương bổ sung 2 nhà máy điện mặt trời vào Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Hà Tĩnh, gồm: Nhà máy điện mặt trời Cẩm Hưng và Nhà máy điện mặt trời Sơn Quang.
Cụ thể, Nhà máy điện mặt trời Cẩm Hưng có công sất 29 MWp vận hành giai đoạn 2018 – 2020; đặt tại xã Cẩm Hưng – Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh; diện tích sử dụng đất dự kiến là 29ha.
Để đấu nối nhà máy điện mặt trời Cẩm Hưng vào hệ thống điện quốc gia, phương án được Bộ Công Thương phê duyệt là xây dựng mới trạm biến áp nâng áp 22/110 kV điện mặt trời Cẩm Hưng, công suất 1x40 MVA tại nhà máy điện mặt trời Cẩm Hưng, vận hành năm 2019. Song song với đó là xây dựng mới đường dây 110 kV điện mặt trời Cẩm Hưng – Cẩm Xuyên chiều dài 2,5km, tiết diện dây dẫn 185mm2, vận hành năm 2019, đồng bộ với tiến độ nhà máy điện mặt trời Cẩm Hưng.
Đối với dự án Nhà máy điện mặt trời Sơn Quang, công suất nhà máy là 29 MWp, vận hành giai đoạn 2018 – 2020. Nhà máy được đặt tại xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh với diện tích đất sử dụng dự kiến là 29ha.
Để đấu nối Nhà máy điện mặt trời Sơn Quang vào hệ thống điện quốc gia, phương án được Bộ Công Thương phê duyệt là xây dựng trạm biến áp nâng áp 22/110 kV điện mặt trời Sơn Quang, công suất 1x40 MVA tại nhà máy điện mặt trời Sơn Quang, vận hành năm 2019;
Đồng thời, xây dựng mới đường dây 110 kV điện mặt trời Sơn Quang – Hương Sơn, chiều dài 2km, tiết diện dây dẫn 185mm2, vận hành năm 2019 đồng bộ với tiến độ nhà máy điện mặt trời Sơn Quang.
Danh mục các công trình điện khác của hai nhà máy được thực hiện theo Quyết định số 90/QĐ-BCT ngày 12/1/2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực Hà Tĩnh giai đoạn 2016 – 2025, có xét đến năm 2035 – Quy hoạch phát triển hệ thống điện 110 kV.
Bộ Công Thương yêu cầu hai nhà đầu tư dự án điện mặt trời phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh, Sở Công Thương Hà Tĩnh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực Miền Bắc huy động nguồn vốn và đầu tư thực hiện các hạng mục được bổ sung theo quy hoạch theo đúng tiến độ, đảm bảo cung cấp điện an toàn.
“Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư của dự án và tuân thủ cơ chế giá điện cho năng lượng mặt trời theo quy định của Thủ tướng.
“Sở Công Thương Hà Tĩnh có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, báo cáo tình hình thực hiện các hạng mục công trình điện đã được phê duyệt điều chỉnh, bổ sung”, quyết định nêu rõ.
Ông Dương Tất Thắng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, cho biết hai nhà máy điện mặt trời trên là kết quả bước đầu trong hoạt động xúc tiến đầu tư của Hà Tĩnh tại Đức.
Hoạt động xúc tiến này đã diễn ra cách đây một năm khi vào tháng 7/2017, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Hữu Tráng - Tham tán Công sứ (Đại sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức), Ban giám đốc Khu công nghiệp Việt - Đức (GVIP) và các đối tác là doanh nghiệp Đức và Italia.
Tại buổi làm việc này, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh và Phó chủ tịch UBND tỉnh Dương Tất Thắng đã ký ghi nhớ hợp tác đầu tư vào Hà Tĩnh với ông Ruland Arthur - đại diện các doanh nghiệp CHLB Đức.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.