Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Ông Thái Văn Chuyên, Giám đốc điều hành của TTC, trả lời phỏng vấn Bloomberg rằng: "Điện mặt trời hiện đang phát triển nóng, bởi giá điện do Chính phủ quy định hiện đã hợp lý hơn, chi phí xây dựng cũng thấp hơn trong khi các nhà máy điện than hiện đang gây ra nhiều mối lo ngại. Việt Nam luôn cần thêm nhiều điện mỗi năm bởi nền kinh tế đang phát triển".
Theo đó, TTC đang tìm kiếm các nhà đầu tư cho 10-20 dự án điện mặt trời mà công ty kỳ vọng sẽ đi vào vận hành vào năm 2018. Tập đoàn của ông Đặng Văn Thành sẽ góp 30% vào dự án và hiện đang đàm phán với phía các ngân hàng, các tổ chức tài chính cho phần vốn còn lại của dự án. Tổng công suất các dự án này vào khoảng 1.000 MW, ông Chuyên cho biết.
Sự quan tâm của TTC đối với ngành năng lượng mặt trời đánh dấu sự phát triển trong lĩnh vực năng lượng sạch tại Việt Nam, vốn phụ thuộc chủ yếu vào thủy năng cho hầu hết các nguồn năng lượng tái tạo. Bloomberg cho biết, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu điện. Theo đó, Việt Nam sẽ cần đầu tư 74 tỷ USD vào các nhà máy điện than, khí, gió, mặt trời và thủy điện cho đến năm 2025 nhằm đáp ứng nhu cầu tăng lên gấp đôi.
Để giải quyết vấn đề không đủ nguồn cung điện, Chính phủ đã cam kết tăng 14% công suất năng lượng quốc gia hàng năm trong giai đoạn 2015 – 2030.
Theo ông Chuyên, Công ty Cổ phần điện Gia Lai (GEG) thuộc TTC sẽ giám sát các dự án điện có tổng công suất 800 MW. Công ty con này đang tìm kiếm các thương vụ M&A trong ngành thủy điện và điện gió, trong nỗ lực trở thành công ty dẫn đầu ngành năng lượng xanh của quốc gia vào năm 2020.
Theo nguồn tin nội bộ, Công ty Điện Gia Lai cũng lên kế hoạch mua 51% cổ phần của dự án năng lượng gió với công suất 40 MW ở miền Trung vào năm nay.
Cổ phiếu GEG hiện đang được giao dịch trên UPCoM, dự kiến sẽ chuyển niêm yết sang sàn HOSE vào năm 2020 và sẽ tăng vốn điều lệ gấp 6 lần lên 4.100 tỷ đồng trước năm 2020.
Ông Chuyên cho biết Công ty điện Gia Lai dự tính cũng sẽ bỏ trần sở hữu 49% của khối ngoại nhưng không tiết lộ thời điểm cụ thể. Hiện tại Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC) và công ty quản lý quỹ Armstrong Asset Management đang nắm 36% cổ phần Điện Gia Lai.
Trong khi đó, công ty Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (SBT), lên kế hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán của Singapore trong vòng hai năm tới. Công ty này cũng sẽ phát triển một dự án điện mặt trời 200 MW, ông Chuyên cho biết.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.