'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Bộ Tài chính vừa góp ý về dự thảo Quyết định cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam, thay thế Quyết định 11/2017 hết hiệu lực từ 30/6/2019. Các mức giá đề xuất của Bộ Công Thương lần này đều thấp hơn các kịch bản đưa ra trước đây, cụ thể giá mua điện với dự án điện mặt trời nổi là 7,69 cent một kWh; mặt đất 7,09 cent và điện mặt trời áp mái 8,38 cent một kWh.
Chưa kể, theo Bộ Tài chính, giá mua điện này "thấp hơn giá trần theo khung phát điện năm 2019, thấp hơn giá bán lẻ điện bình quân hiện hành 1.864,44 đồng một kWh". Với giá như vậy, cơ quan này cho rằng, không còn tính chất khuyến khích phát triển loại năng lượng điện mặt trời so với một số nguồn điện khác đang khai thác.
Cùng đó, theo dự thảo Quyết định lần này, giá mua điện từ dự án mặt trời nổi và mặt đất đều giảm so với giá áp dụng tại Quyết định 11/2017. Không phải dự án nào cũng được áp dụng giá FIT mà chỉ có dự án đã ký hợp đồng mua bán điện và đang triển khai thi công xây dựng đưa vào vận hành trong năm 2020; dự án mới sẽ không tiếp tục biểu giá FIT mà chuyển sang thực hiện đấu thầu.
Ngoài ra, cơ chế đấu thầu các dự án điện mặt trời hiện chưa có hướng dẫn và việc đấu thầu thí điểm mới chỉ áp dụng cho dự án điện mặt trời nổi trên hồ thủy điện trong năm 2020.
Để tránh rủi ro cho các nhà đầu tư, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công Thương đề xuất thời hạn, cơ chế đấu thầu và lộ trình thực hiện cụ thể. Đồng thời, Bộ Công Thương cần chịu trách nhiệm về các thông số đưa vào tính toán, đảm bảo nguyên tắc định giá chung theo quy định tại Luật Giá.
Theo dự thảo mới được Bộ Công Thương trình Thủ tướng, giá mua điện mặt trời chỉ còn một vùng, giá khác nhau chia theo loại hình đầu tư. Cụ thể, giá với điện mặt trời nổi là 7,69 cent một kWh, tương đương 1.758 đồng. Còn điện mặt trời mái nhà là 8,38 cent (1.916 đồng) một kWh.
Dự án điện mặt trời nối lưới có giá cố định 7,09 cent một kWh, tương đương 1.620 đồng một kWh, với dự án đã ký hợp đồng mua bán điện, đã và đang triển khai thi công xây dựng trước ngày 23/11/2019 và vận hành thương mại giai đoạn 1/7/2019 đến hết năm 2020. Giá mua điện này chưa gồm thuế VAT, biến động tỷ giá VND/USD và có hiệu lực trong 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại.
Thống kê của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đến hết tháng 12/2019 cho thấy, 91 dự án điện mặt trời đưa vào vận hành với tổng công suất 4.550 MW. Trong khi đó, gần 19.400 hệ thống điện mặt trời mái nhà được lắp đặt, công suất 318 MW, và hơn 70% tập trung khu vực phía Nam.
Xem thêm >> Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng ngỏ ý muốn bán thiết bị 5G cho Mỹ
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.