Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Mới đây, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã có buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Anh Tuấn để bàn về các giải pháp hỗ trợ lưu thông, cung ứng hàng hóa cho các địa phương vùng dịch, đồng thời, có phương án hỗ trợ các hộ nông dân phân phối nông sản, hàng hoá đặc sản địa phương lên các sàn thương mại điện tử.
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Phạm Anh Tuấn cho rằng, dịch Covid-19 diễn biến rất phức tạp, tốc độ lây lan nhanh chóng ở các tỉnh, thành phố. Đại dịch đã tác động, làm ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người dân, làm đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa thiết yếu…
Nhằm tháo gỡ khó khăn cho khâu lưu thông, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn đề xuất duy trì đội ngũ giao hàng (shipper), để đảm bảo thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch bệnh, vừa đảm bảo phát triển kinh tế xã hội.
Đồng thời, đề nghị Bộ Công Thương phối hợp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp bưu chính tham gia sâu hơn vào khâu lưu thông, phân phối hàng hóa, nhất là trong việc ưu tiên, tạo “luồng xanh” cho lưu thông hàng hóa thiết yếu.
Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn cũng đề xuất phối hợp cùng hỗ trợ, đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn; phối hợp trong công tác thông tin, tuyên truyền để có những chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt, chính xác và kịp thời.
Trước những đề xuất của Bộ Thông tin và Truyền thông, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết việc tạo “luồng xanh” ưu tiên cho lưu thông hàng hóa thiết yếu.
“Ngay từ làn sóng Covid-19 lần thứ tư xuất hiện, Bộ Công Thương đã ban hành nhiều văn bản nhằm tháo gỡ cho khâu lưu thông. Không chỉ Bộ Công Thương, mới đây, Bộ Y tế, Bộ Giao thông cũng liên tiếp ra văn bản, chỉ đạo tạo luồng ưu tiên cho xe vận chuyển hàng hóa thiết yếu. Gần đây nhất ngày 8/7, Bộ Công Thương cũng ra văn bản, đề nghị tạo luồng “ưu tiên đặc biệt” cho các phương tiện vận tải hàng hóa thiết yếu phục vụ chống dịch”, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho hay.
Cũng theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, đến thời điểm hiện nay, tại một số địa phương, việc áp dụng Chỉ thị 16 vẫn chưa thống nhất, chưa đúng tinh thần chỉ đạo của Chỉnh phủ, chưa đúng với nội dung tinh thần của Chỉ thị.
“Trong ngày hôm nay, Bộ Công Thương sẽ có văn bản báo cáo, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục "hàng hóa cấm lưu thông" thay vì danh mục "hàng hóa thiết yếu" ", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói.
Về đề xuất duy trì đội ngũ giao hàng (shipper), Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết Bộ Công Thương nhất trí cao với đề xuất này.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Hải cho rằng để có thể duy trì đội ngũ này, cần có sự chung tay của các sàn thương mại điện tử, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong việc thống kê nhân lực giao hàng của từng đơn vị, từ đó, tập trung ưu tiên tiêm vắc xin cho đội ngũ này, đảm bảo tuân thủ các quy định về phòng chống dịch.
Xem thêm: TP. HCM sẽ xử phạt shipper không chở hàng thiết yếu, giới hạn khung giờ người dân ra đường
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.