Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Tại phiên họp ngày 26/10 của Kỳ họp thứ 6, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng đã trình bày Tờ trình về việc điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết 53/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết, từ tháng 11/2018, Chính phủ đã phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành để triển khai theo các Nghị quyết của Quốc hội.
Trong quá trình triển khai, một số nội dung của Dự án có thay đổi so với chỉ tiêu chủ yếu đã được Quốc hội thông qua tại các Nghị quyết. Vì vậy, Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, thông qua một số nội dung thay đổi trước khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của Luật Đầu tư công.
Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước để thẩm định điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án; Hội đồng thẩm định Nhà nước đã có báo cáo số 2663/BC-HĐTĐNN ngày 7/4/2023 về việc kết quả thẩm định điều chỉnh Dự án.
Theo đó, các nội dung điều chỉnh gồm: Điều chỉnh giảm tổng mức đầu tư từ 22.938 tỷ đồng xuống còn hơn 19.207 tỷ đồng; giảm diện tích đất thu hồi từ hơn 5.399 ha xuống hơn 5.317 ha. Cùng với đó là bổ sung nội dung: Bố trí tái định cư các hộ dân thuộc 2 tuyến giao thông kết nối T1, T2 vào Khu dân cư, tái định cư Lộc An - Bình Sơn.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, những điều chỉnh này không làm tăng tổng mức đầu tư, không tăng diện tích đất thu hồi của Dự án. Do đó, ông Thắng khảng định căn cứ quy định tại khoản 3, Điều 43 Luật Đầu tư công, các điều chỉnh này không thuộc trường hợp phải điều chỉnh chủ trương đầu tư và thẩm quyền điều chỉnh là của Thủ tướng Chính phủ. Nên theo quy định tại Điều 2 Nghị quyết số 94/2015/QH14, Điều 2 Nghị quyết số 38/2017/QH14, Chính phủ báo cáo Quốc hội các nội dung điều chỉnh trước khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Dự án.
Tuy nhiên, Chính phủ đề nghị điều chỉnh thời gian thực hiện dự án là đến hết năm 2024 (trước là từ 2017 đến năm 2021). Nội dung điều chỉnh này thuộc thẩm quyền của Quốc hội do làm tăng thời gian thực hiện dự án so với một số chỉ tiêu đã được Quốc hội phê duyệt, nên Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, thông qua để có cơ sở triển khai thực hiện các công việc tiếp theo.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cũng đã báo cáo lý do điều chỉnh kéo dài thời gian thực hiện và bố trí vốn cho Dự án. Chẳng hạn, về lý do điều chỉnh thời gian thực hiên, nguyên nhân do 2 năm 2020, 2021 chịu ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh nên gặp khó trong công tác đo đạc, kiểm đếm; dự án quy mô lớn nên cần sự phối hợp cẩn trọng liên ngành; nhiều hộ dân bị vướng mắc giấy tờ đất…
Vì thế, để có cơ sở triển khai thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho Dự án, Chính phủ kiến nghị Quốc hội xem xét, thông qua: Kéo dài thời gian thực hiện dự án đến hết năm 2024; kéo dài thời gian giải ngân đối với số vốn thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và số vốn thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đến hết ngày 31/12/2024 để tiếp tục bố trí vốn thực hiện, hoàn thành Dự án.
Chính phủ kiến nghị đưa vào Nghị quyết Quốc hội: “Cho phép kéo dài thời gian thực hiện Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành và giải ngân số vốn 2.510 tỷ đồng đến hết năm 2024”.
Từ đó, Chính phủ đề nghị kéo dài thời gian thực hiện dự án đến hết năm 2024, đồng thời kiến nghị kéo dài thời gian giải ngân vốn đến hết 31/12/2024.
Báo cáo thẩm tra về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, Hồ sơ đề nghị điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết số 53/2017/QH14 đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
Về điều chỉnh thời gian thực hiện Dự án, Ủy ban Kinh tế nhất trí với kiến nghị Quốc hội cho phép kéo dài thời gian thực hiện Dự án đến hết năm 2024 nhằm bảo đảm cơ sở pháp lý để thực hiện hoàn thành các dự án thành phần có cấu phần xây dựng cũng như triển khai công tác giải ngân cho Dự án.
Về kéo dài thời gian giải ngân vốn, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ cần làm rõ số kinh phí chưa giải ngân hết của năm 2020, 2021 đã được chuyển nguồn hay chưa, có đủ điều kiện để báo cáo Quốc hội cho phép kéo dài phần vốn này đến hết năm 2024 hay không.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.