Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Ngày (7/11), Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thay mặt Chính phủ trình tờ trình về dự án Luật đấu thầu (sửa đổi), có mục tiêu sửa đổi toàn diện Luật đấu thầu ban hành năm 2013.
Theo ông Dũng, trong thực tế đã phát sinh một số hoạt động mua sắm, đấu thầu lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư nhưng chưa được quy định hoặc quy định chưa đầy đủ để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
“Một số quy định của luật phát sinh vướng mắc, bất cập. Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư mặc dù đã được đơn giản hóa nhưng trong một số trường hợp vẫn chưa thật sự tạo thuận lợi cho hoạt động đấu thầu, nhất là thực hiện các dự án quan trọng, cấp bách...”, ông Dũng nói.
Ngoài ra, cũng theo ông Dũng các quy định về hình thức chỉ định thầu, lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt còn thiếu cụ thể, chưa đáp ứng yêu cầu lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu có điều kiện mua sắm đặc thù hoặc mua sắm phục vụ phòng chống dịch bệnh, xây dựng công trình, dự án quy mô lớn...
“Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu và việc thi hành pháp luật đấu thầu còn một số mặt hạn chế, hành vi 'thông thầu', gian lận'… vẫn diễn biến phức tạp, tinh vi. Năng lực, kinh nghiệm của một số người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu chưa đáp ứng yêu cầu”, ông Dũng nhấn mạnh.
Cùng với đó, cũng theo ông Dũng, quy định về các hành vi bị cấm chưa đầy đủ, chưa bao quát hết các vi phạm xảy ra trong thực tế; cơ chế giải quyết kiến nghị trong hoạt động đấu thầu chưa bảo đảm tính khách quan, hiệu quả...
Thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách (UBTCNS) Nguyễn Phú Cường cho biết, cơ quan này tán thành về sự cần thiết sửa đổi, đồng thời đề nghị bổ sung các quy định mới nhằm quản lý chặt chẽ hơn vốn Nhà nước, giảm thiểu các hành vi gian lận trong đấu thầu, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
Về tính thống nhất của dự thảo Luật, Ủy ban Tài chính, Ngân sách cho rằng, Luật Đấu thầu có liên quan đến rất nhiều Luật, do vậy, phải bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong nội tại Luật và thống nhất với các luật khác có liên quan.
Ủy ban Tài chính, Ngân sách đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu, luật hóa các vấn đề đã được áp dụng ổn định, thống nhất vào dự thảo Luật, đảm bảo đáp ứng mục tiêu, yêu cầu sửa đổi Luật đã đề ra, hạn chế tối đa việc giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành hướng dẫn để tăng tính công khai, minh bạch, khả thi, đảm bảo hiệu lực thi hành của luật, đồng thời làm căn cứ rõ ràng để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, tránh tạo ra nhiều tầng nấc pháp luật trung gian.
Theo đó, về hành vi cấm, Ủy ban Tài chính, Ngân sách đề nghị quy định rõ về hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ, có thể dẫn chiếu tới quy định Bộ Luật hình sự để thống nhất áp dụng trên thực tiễn, làm rõ phạm vi liên quan đến môi giới, hối lộ trong đấu thầu, hành vi thông thầu.
Cùng với đó, quy định rõ hành vi cản trở trong đấu thầu, vì trên thực tế việc cản trở quá trình đấu thầu thường xảy ra đa dạng, phức tạp, tác động tiêu cực và làm ảnh hưởng đến thời gian, kết quả, hiệu quả của công tác đấu thầu.
Đối với quy định về chỉ định thầu, dự thảo Luật quy định 10 trường hợp chỉ định thầu. Dự thảo Luật đã bổ sung, mở rộng thêm nhiều trường hợp áp dụng hình thức chỉ định thầu, điều này là chưa thực sự phù hợp với mục tiêu “nâng cao tính cạnh tranh, công khai, minh bạch, hiệu quả kinh tế”.
Do vậy, Ủy ban Tài chính, Ngân sách đề nghị Chính phủ rà soát cụ thể từng trường hợp, đánh giá tác động của các trường hợp này để bảo đảm mục tiêu, yêu cầu sửa đổi Luật Đấu thầu đã đặt ra, tránh việc lợi dụng, lạm dụng chỉ định thầu.
Về lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt, Ủy ban Tài chính, Ngân sách cho rằng, việc bổ sung vào dự thảo Luật để quy định về trường hợp đặc biệt lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư là cần thiết, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Tuy nhiên, đề nghị Chính phủ nghiên cứu kỹ, luật hóa các quy định để bảo đảm chặt chẽ, tránh tình trạng ban hành các văn bản hướng dẫn, quyết định về những vấn đề đặc biệt, không bảo đảm công khai, minh bạch…
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.