Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: 'Doanh nghiệp là 'hạt nhân' phát triển của ngành nông nghiệp'

Phương Linh - 17/02/2021 07:25 (GMT+7)

(VNF) - Bộ trưởng NN&PTNN Nguyễn Xuân Cường cho rằng doanh nghiệp là "hạt nhân" và trụ cột trong liên kết với hợp tác xã và bà con nông dân. Do đó, cần tiếp tục có các giải pháp tổng thể để khuyến khích nhiều hơn doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nói riêng và khu vực nông thôn nói chung.

VNF
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói:

"Năm 2020 là một năm thách thức lớn cho ngành nông nghiệp, tuy nhiên vượt qua các khó khăn, thách thức ngành nông nghiệp đã đạt được kết quả bao trùm.

Một là tốc độ tăng trưởng GDP đạt 2,65%, đây là chỉ tiêu chung đánh giá sự phát triển rất tốt của ngành.

Hai là chúng ta đẩy mạnh được sản xuất, nhất là hai nhóm thực phẩm lớn là lương thực thực phẩm, chúng ta đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân và đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu.

Chỉ tiêu thứ hai là xuất khẩu, năm nay mặc dù tác động COVID-19 rất lớn làm đứt gãy nguồn cung, chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, chúng ta vẫn đạt được tổng sản lượng xuất khẩu là 41,25 tỷ USD, đây là một trong những con số cao nhất từ trước đến nay.

Ba là mục tiêu nông thôn mới, chúng ta đã hoàn thành được chỉ tiêu đến hết năm có 62% số xã đạt chuẩn Nông thôn mới đạt hơn 62% tổng số xã cả nước - vượt chỉ tiêu đề ra trong năm 2020 và vượt chỉ tiêu 5 năm đề ra do Quốc hội và Chính phủ giao.

Mặc dù thiên tai khắc nghiệt, nhưng chúng ta đã hạn chế được mức thấp các tỷ lệ thiệt hại trong hoàn cảnh dị thường của thời tiết, dưới tác động cực đoan của biến đổi khí hậu và đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Cho đến cuối năm, thu nhập của người dân đạt khoảng 43 triệu đồng/người.

Tôi có thể đánh giá, 2020 là một năm cả hệ thống chính trị và toàn dân đã vượt khó đi lên, đạt được những kết quả tương đối nền tảng".

- Với việc hàng loạt hiệp định thương mại đã và đang được thực thi, Bộ trưởng có thể chia sẻ những cơ hội và thách thức đối với nền nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập?

Trong lộ trình hội nhập với kinh tế toàn cầu, chúng ta có một điểm rất tích cực đó là chủ động hội nhập. Đến nay, chúng ta đã có 13 hiệp định thương mại tự do với tất cả các quốc gia có thị trường lớn trên thế giới, đây là một tiến bộ vượt bậc.

Ngay trong năm 2020, chúng ta cũng đã có những hiệp định thương mại tự do được ký kết, chẳng hạn như EVFTA (chính thức có hiệu lực từ tháng 8/2020), vừa qua là RCEP. Chứng tỏ, chúng ta đang tiếp tục tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu.

Đặc biệt, các FTA thế hệ mới mở ra một triển vọng cục diện nhìn chung rất tích cực, trong đó có khu vực nông nghiệp. Bởi thị trường mở ra, thuế quan được ưu đãi, do đó chúng ta có cơ hội rất tốt là mở rộng thị trường và hiệu quả kinh tế cao hơn. Bên cạnh đó, những dòng chảy đầu tư, tiếp thu công nghệ, trao đổi hợp tác cũng được nâng lên.

Tuy nhiên, cái gì cũng có 2 mặt của nó. Ở mặt cạnh tranh, chúng ta phải chấp nhận cuộc chơi rất quyết liệt, trong khi xuất phát điểm chúng ta không có nhiều lợi thế thì tính khốc liệt càng cao. Chẳng hạn, hàng rào thuế quan được rỡ bỏ thì các hàng rào phi thuế quan, thậm chí trên thế giới hiện nay đang có một số khu vực đang tiến tới con đường bảo hộ mậu dịch.

Chưa kể, trình độ logistic, trình độ các mặt quản trị khác của chúng ta cũng chưa được như những nền kinh tế phát triển. Tôi cho rằng đây là thách thức rất lớn mà chúng ta phải đối mặt.

- Năm 2021 là một năm được đánh giá là ngành nông nghiệp tiếp tục phải đối diện với những thách thức. Vậy trong năm tới, Bộ NN&PTNT sẽ ưu tiên những nhóm giải pháp gì để thực hiện mục tiêu đề ra?

Trước hết, năm 2021 vẫn là một năm thế giới chấp nhận những rủi ro, thách thức vô cùng lớn, trong đó nổi lên là COVID-19 vẫn còn tác động rất lớn và sẽ ảnh hưởng đến đời sống kinh tế toàn cầu, đặc biệt là chuỗi cung ứng chung, có nhóm nông sản Việt Nam.

Bên cạnh đó, tác động biến đổi khí hậu vẫn rất cực đoan, khắc nghiệt và diễn biến nhanh chóng hơn chúng ta dự báo.

Trước tình hình đó, chúng tôi xác định sẽ tập trung hai nhóm chương trình lớn. Một là tập trung tái cơ cấu nông nghiệp, hướng này sẽ tiếp tục xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng hiện đại, tập trung khép kín chuỗi giá trị, từ nguyên liệu cho đến chế biến, tổ chức thương mại…trên cơ sở đồng bộ 3 nhóm sản phẩm chủ lực.

Các nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia, bao gồm 10 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Đồng bộ theo đó là các nhóm nông sản thuộc thế mạnh của các tỉnh. Những nhóm này, từng tỉnh có lợi thế chúng ta cũng phải tập trung. Nhóm nông sản thứ 3 là các sản phẩm đặc sản quy mô địa phương, được gọi là sản phẩm OCOP.

Như vậy, đồng hành cùng một lúc 3 trục sản phẩm này, chúng ta đều phải tập trung chỉ đạo phát triển theo hướng hàng hóa hiệu quả, trên cơ sở ứng dụng công nghệ 4.0 vào từng khu vực, từng ngành hàng ở mức độ phù hợp.

Hai là, không ngừng đổi mới công tác quản trị trên nền tảng công nghệ số, để làm sao có được hình thức quản trị phù hợp nhất, đặc biệt là các hình thức tổ chức sản xuất dưới nền nông nghiệp thông minh. Bên cạnh đó, nếu muốn hướng đến hội nhập thì chúng ta phải chăm lo chất lượng sản phẩm. Do đó, nhánh nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, nông nghiệp đặc sản phải chú ý hơn nhiều để làm sao từng bước trở thành phổ quát trong đời sống sản xuất.

Một điểm nữa, cần tập trung nỗ lực các nhóm giải pháp để làm sao mời gọi được nhiều doanh nghiệp (DN) hơn nữa và trở thành nòng cốt hạt nhân trong chuỗi liên kết, cùng với thành lập chuỗi hợp tác xã kiểu mới, cùng các hộ nông dân hình thành liên kết. Từ đó, người nông dân, hợp tác xã nông nghiệp và DN hình thành trục liên kết nhuần nhuyễn, hoàn thiện trong tất cả quy mô sản xuất, cấp độ ngành hàng.

- Trong năm 2020, chúng ta cũng đã chứng kiến làn sóng đầu tư của các DN vào nông nghiệp, nông thôn qua đó tạo sự chuyển biến về chất, nâng giá trị nông sản Việt Nam. Vậy trong năm mới 2021, việc thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp sẽ được Bộ tiếp tục quan tâm như thế nào?

Đánh giá thành công của khu vực tái cơ cấu nông nghiệp và phát triển nông thôn trong những năm qua, cho thấy một nguyên nhân quan trọng là DN phát triển, gắn kết chặt chẽ với hợp tác xã đã trở thành hạt nhân trụ cột trong liên kết với bà con nông dân. Đây là một trong những nhân tố, nhóm giải pháp rất quan trọng, thậm chí quyết định đến chất lượng tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại, hội nhập.

Do đó, cần tiếp tục các giải pháp tổng thể để khuyến khích nhiều hơn DN đầu tư vào nông nghiệp nói riêng và khu vực nông thôn nói chung. Với vai trò quản lý, Bộ NN&PTNT sẽ tham mưu với Chính phủ tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách, đặc biệt là thủ tục hành chính. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ các địa phương tạo điều kiện thông thoáng nhất, thuận lợi nhất cho các DN đầu tư.

Xin cảm ơn Bộ trưởng!

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Cảng Đoạn Xá: Doanh thu tăng gấp 4, không dính nợ nần

Cảng Đoạn Xá: Doanh thu tăng gấp 4, không dính nợ nần

(VNF) - Cảng Đoạn Xá là doanh nghiệp hiếm hoi trên sàn không vay nợ và rủng rỉnh tiền để đầu tư, mở rộng hoạt động kinh doanh.

Nhận diện Thiết bị điện Tuấn Ân, vừa bị Điện lực TP.HCM cấm dự thầu

Nhận diện Thiết bị điện Tuấn Ân, vừa bị Điện lực TP.HCM cấm dự thầu

(VNF) - Trước khi bị cấm tham gia đấu thầu, Công ty Cổ phần Thiết bị điện Tuấn Ân từng là nhà thầu “quen thuộc” khi liên tục trúng hàng loạt gói thầu của các đơn vị trực thuộc Tổng công ty Điện lực TP. HCM (EVNHCMC).

6 trường hợp sẽ bị thu hồi sổ đỏ từ năm 2025

6 trường hợp sẽ bị thu hồi sổ đỏ từ năm 2025

(VNF) - Theo Luật Đất đai mới, cụ thể tại khoản 2, điều 152 Luật Đất đai 2024, sẽ có 6 trường hợp sẽ bị Nhà nước thu hồi sổ đỏ từ 1/1/2025.

Thông điệp đằng sau cái ôm của ông Putin và ông Tập Cận Bình

Thông điệp đằng sau cái ôm của ông Putin và ông Tập Cận Bình

(VNF) - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã kết thúc chuyến thăm hai ngày tới Trung Quốc vào cuối tuần qua. Chuyến thăm làm nổi bật mối quan hệ chiến lược đang phát triển giữa hai nước cũng như mối quan hệ cá nhân của ông Putin với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi họ tìm cách đưa ra một giải pháp thay thế cho ảnh hưởng toàn cầu của Mỹ.

Elon Musk đến Indonesia, ra mắt dịch vụ Starlink cho lĩnh vực y tế

Elon Musk đến Indonesia, ra mắt dịch vụ Starlink cho lĩnh vực y tế

(VNF) - Ngày 19/5, tỷ phú Elon Musk đã tới đảo nghỉ dưỡng Bali của Indonesia để ra mắt dịch vụ internet vệ tinh Starlink tại quốc gia quần đảo lớn nhất thế giới.

Bất động sản bất ngờ sụt giảm, khách chùn tay thị trường đứt mạch đi lên

Bất động sản bất ngờ sụt giảm, khách chùn tay thị trường đứt mạch đi lên

(VNF) - Thị trường bất động sản quý I đầu năm sôi động trở lại khi các doanh nghiệp lần lượt bung hàng, nhu cầu tìm mua tăng, lượng hồ sơ nhà đất đều tăng. Tuy nhiên, bước sang tháng 4, thị trường không duy trì được phong độ “bứt tốc” khi có sự sụt giảm sức mua ở hầu hết phân khúc.

HVC Group và Tập đoàn Hồ Gươm trúng dự án gần 800 tỷ tại Hoà Bình

HVC Group và Tập đoàn Hồ Gươm trúng dự án gần 800 tỷ tại Hoà Bình

(VNF) - Liên danh Công ty cổ phần Đầu tư và công nghệ HVC (HVC Group) và Công ty cổ phần Tập đoàn Hồ Gươm vừa được chọn là nhà đầu tư thực hiện dự án Khu biệt thự nhà vườn, trồng rừng kết hợp du lịch sinh thái tại xã Mông Hóa, TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.

Thấy gì trong chiến lược phát triển margin của VPBankS?

Thấy gì trong chiến lược phát triển margin của VPBankS?

(VNF) - Với bệ phóng là ngân hàng “mẹ” VPBank, Chứng khoán VPBank (VPBankS) đã lọt top 10 CTCK cho vay nhiều nhất. Dư nợ cho vay của VPBankS tại ngày 31/3/2024 đạt gần 9.000 tỷ đồng, bằng hơn 3 lần so với cuối năm 2022.

Thanh tra cùng công an vào cuộc, nhìn lại diễn biến 'chưa từng có' của vàng

Thanh tra cùng công an vào cuộc, nhìn lại diễn biến 'chưa từng có' của vàng

(VNF) - Trước những biến động của thị trường vàng, Thủ tướng Chính phủ mới đây đã ra quyết định thanh tra thị trường vàng trong giai đoạn từ năm 2020 đến nay.

Vinam Land: Lỗ hơn 110 tỷ, gánh khoản nợ 1.600 tỷ đồng

Vinam Land: Lỗ hơn 110 tỷ, gánh khoản nợ 1.600 tỷ đồng

(VNF) - Công ty cổ phần Vinam Land đã thông tin tình hình tài chính năm 2023 với nhiều chỉ tiêu không tích cực. Đáng nói là khoản nợ trái phiếu lên đến 1.500 tỷ đồng.

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.