Nhận diện Thiết bị điện Tuấn Ân, vừa bị Điện lực TP.HCM cấm dự thầu
(VNF) - Trước khi bị cấm tham gia đấu thầu, Công ty Cổ phần Thiết bị điện Tuấn Ân từng là nhà thầu “quen thuộc” khi liên tục trúng hàng loạt gói thầu của các đơn vị trực thuộc Tổng công ty Điện lực TP. HCM (EVNHCMC).
Mới đây, Tổng công ty Điện lực TP. HCM, thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã công bố quyết định về việc cấm Công ty cổ phần Thiết bị điện Tuấn Ân tham gia hoạt động đấu thầu đối với các gói thầu do Tổng công ty Điện lực TP. HCM (EVNHCMC) và các đơn vị trực thuộc EVNHCMC làm chủ đầu tư trong thời gian 4 năm kể từ ngày quyết định có hiệu lực (ngày 6/5/2024).
Theo đó, Thiết bị điện Tuấn Ân đã có hành vi gian lận trong đấu thầu, vi phạm điểm c, khoản 4, Điều 89 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 khi tham dự Gói thầu số 39-2022: Mua sắm biến dòng điện trung thế các loại và Gói thầu số 40-2022: Mua sắm biến điện áp trung thế của Tổng công ty Điện lực TP HCM.
Nhà thầu “quen thuộc” tại các đơn vị trực thuộc EVNHCMC
Theo Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Công ty ổ phần Thiết bị điện Tuấn Ân được thành lập vào ngày 21/3/2008. Địa chỉ tại phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP.HCM. Người đại diện theo pháp luật là Huỳnh Thị Yến Phương. Ngành nghề kinh doanh chính là: Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác (chi tiết: mua bán thiết bị điện, vật tư, phụ kiện lưới điện. Bán buôn điện kế, máy biến dòng, máy biến thế đo lường, biến thế điện).
Dữ liệu của VietnamFinance cho thấy, Thiết bị điện Tuấn Ân đã tham gia đấu và trúng ít nhất 992 gói thầu với tổng giá trị trúng thầu hơn 1.858 tỷ đồng. Trong đó, tổng giá trị trúng thầu với vai trò độc lập gần 1.642 tỷ đồng và tổng giá trị trúng thầu với vai trò liên danh hơn 216,2 tỷ đồng.
Các tỉnh thành đã tham gia thầu: TP.Hồ Chí Minh (740 gói), Đắk Lắk (78 gói), Thừa Thiên - Huế (63 gói), Đồng Nai (60 gói), Đắk Nông (50 gói), Quảng Trị (46 gói), Đà Nẵng (45 gói), An Giang (43 gói), Kiên Giang (40 gói), Gia Lai (37 gói), Bạc Liêu (35 gói), Lâm Đồng (32 gói), Phú Yên (31 gói), Trà Vinh (31 gói), Kon Tum (31 gói), Cà Mau (30 gói), Sóc Trăng (28 gói), Cần Thơ (27 gói), Vĩnh Long (26 gói),...
Ngay đầu năm 2024, Thiết bị điện Tuấn Ân được lựa chọn là nhà thầu tại Gói thầu 7: Phụ kiện đấu nối, tụ bù 3P h.thế 20kVAr do Công ty Điện lực Thủ Đức, chi nhánh TCT Điện lực TP.HCM làm chủ đầu tư. Nhà thầu trúng thầu với giá hơn 1,48 tỷ đồng; giá gói thầu hơn 1,66 tỷ đồng.
Đáng chú ý, năm 2023 được coi là năm “bội thu” của Thiết bị điện Tuấn Ân khi là nhà thầu nổi bật tại khu vực TP. HCM, từng liên tiếp trúng đấu giá nhiều gói thầu của các đơn vị trực thuộc Tổng công ty Điện lực TP. HCM (EVNHCMC).
Theo đó, ngày 19/6/2023, Giám đốc Công ty dịch vụ Điện lực TP. HCM, chi nhánh TCT Điện lực TP.HCM Nguyễn Đức Phú ký quyết định lựa chọn nhà thầu trúng thầu tại Gói thầu CH-23-hh10: Mua sắm phụ kiện các loại là Thiết bị điện Tuấn Ân với giá trúng thầu hơn 327 triệu đồng; giá gói thầu hơn 328 triệu đồng. Như vậy, tỷ lệ tiết kiệm cho ngân sách ở mức 0,2%.
Thiết bị điện Tuấn Ân đã có hành vi gian lận trong đấu thầu, vi phạm điểm c, khoản 4, Điều 89 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 khi tham dự Gói thầu số 39-2022: Mua sắm biến dòng điện trung thế các loại và Gói thầu số 40-2022: Mua sắm biến điện áp trung thế của Tổng công ty Điện lực TP HCM.
Ngày 6/6/2023, Giám đốc Công ty Điện lực Hóc Môn, Chi nhánh TCT Điện lực TP. HCM Lê Quang Bình ký quyêt định lựa chọn nhà thầu tại Gói thầu VT23-05: Mua sắm hộp dommino và máy cắt các loại, thuộc Kế hoạch VTTB năm 2023 (không bao gồm CCDC, TBAT và DCĐN). Theo đó, nhà thầu Công ty Tuấn Ân trúng thầu với giá 5.588.851.070 đồng; giá gói thầu 5.588.988.489 đồng. Như vậy, tỷ lệ tiết kiệm cho ngân sách chỉ 0,002%.
Tiếp đó, ngày 12/4/2023, Giám đốc Công ty Điện lực Bình Phú, chi nhánh TCT Điện lực TP. HCM Nguyễn Thanh Phong ký quyết định lựa chọn nhà thầu tại Gói thầu: Máy cắt hạ thế, thùng phân phối hạ thế và hộp domino các loại, thuộc dự án mua sắm VTTB năm 2023. Thiết bị điện Tuấn Ân trúng thầu với giá hơn 2,1 tỷ đồng; giá gói thầu hơn 2,3 tỷ đồng.
Đáng chú ý, tính riêng trong tháng 3/2023, Thiết bị điện Tuấn Ân trúng đấu liên tiếp ít nhất 6 gói thầu của các đơn vị trực thuộc Tổng công ty Điện lực TP.HCM. Đơn cử, ngày 29/3/2023, Giám đốc Công ty Điện lực Tân Phú, chi nhánh TCT Điện lực TP. HCM ký lựa chọn nhà thầu Gói thầu: VTTB -06/2023 – Máy cắt, tủ phân phối hạ thế các loại, thuộc dự án mua sắm máy cắt, tủ phân phối hạ thế các loại. Nhà thầu Thiết bị điện Tuấn Ân trúng thầu với giá hơn 1,15 tỷ đồng; giá gói thầu hơn 1,4 tỷ đồng.
Ngày 23/3/2023, Giám đốc Công ty Điện lực Tân Bình, TCT Điện lực TP. HCM Đặng Hoài Bắc có quyết định phê duyệt lựa chọn Gói thầu: VTTB 07 2023-LA, máy cắt hạ thế, hộp domino thuộc kế hoạch VTTB năm 2023, cho nhà thầu Thiết bị điện Tuấn Ân với giá hơn 2,93 tỷ đồng; giá gói thầu hơn 2,95 tỷ đồng.
Ngày 15/3/2023, Giám đốc Công ty Điện lực Chợ Lớn, TCT Điện lực TP. HCM Lê Văn Đoàn có quyết định lựa chọn nhà thầu tại Gói thầu 11-23: Máy cắt hạ thế, tủ phân phối các loại; nguồn vốn ĐTXD, SXKD, SCL năm 2023. Nhà thầu trúng thầu là Thiết bị điện Tuấn Ân với giá trúng thầu hơn 2,68 tỷ đồng; giá gói thầu hơn 3 tỷ đồng.
Trong tháng 3/2023, một số gói thầu khác cũng về tay Thiết bị điện Tuấn Ân như: Gói thầu-Dao cách ly 3 pha, cầu dao trần và chì hạ thế các loại, thuộc dự án mua sắm VTTB năm 2023, nguồn vốn: SXKD năm 2023 (giá trúng thầu hơn 345 triệu đồng; giá gói thầu hơn 349 triệu đồng); Gói thầu 14- Hộp phân phối đầu trụ và máy cắt các loại, thuộc kế hoạch mua sắm VTTB cho nhu cầu SXKD, SCL và ĐTXD năm 2023 đợt 1 (giá trúng thầu hơn 8,96 tỷ đồng; giá gói thầu hơn 11,2 tỷ đồng); hay Gói thầu: VTTB 2023 – Băng keo, cosse, nối IPC, kẹp nối rẽ, kẹp ngừng cáp thuộc kế hoạch VTTB năm 2023 (giá trúng thầu hơn 950 triệu đồng, giá gói thầu hơn 1,2 tỷ đồng).
Thiết bị điện Tuấn Ân đang kinh doanh ra sao?
Theo dữ liệu của VietnamFinacne, giai đoạn 2020 – 2022, doanh thu thuần của Thiết bị điện Tuấn Âncó nhiều biến động theo từng năm.
Cụ thể, năm 2020 công ty đạt doanh thu thuần 286,4 tỷ đồng; năm 2021 đạt 280,6 tỷ đồng. Sang năm 2022, doanh thu thuần của Thiết bị điện Tuấn Ân ghi nhận hơn 337,3 tỷ đồng, tăng 15% so với năm liền kề trước đó.
Trong giai đoạn 2020 – 2022, lợi nhuận gộp của Thiết bị điện Tuấn Ân liên tục sụt giảm qua từng năm. Cụ thể, năm 2020 ghi nhận 26 tỷ đồng; năm 2021 giảm xuống 16,59 tỷ đồng và giảm xuống còn 15,15 tỷ đồng vào năm 2022. Như vậy, trong 3 năm lợi nhuận gộp của Thiết bị điện Tuấn Ân giảm 41,7%.
Mặc dù ghi nhận doanh thu thuần hàng trăm tỷ đồng, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp lại chưa tương xứng.
Theo đó, lợi nhuận sau thuế của Thiết bị điện Tuấn Ân giai đoạn 2020-2022 lần lượt đạt các mức 2,14 tỷ đồng (năm 2020); 1,26 tỷ đồng (năm 2021) và cao nhất là 1,51 tỷ đồng (năm 2022).
Giai đoạn 2020 – 2022, tổng tài sản của Thiết bị điện Tuấn Ân liên tục giảm qua từng năm. Từ 155,6 tỷ đồng (năm 2020) xuống 140,5 tỷ đồng vào năm 2021 và giảm xuống 128,9 tỷ đồng (năm 2022).
Chiếm phần lớn tổng tài sản của công ty là tài sản ngắn hạn. Cụ thể, năm 2020 là 147,1 tỷ đồng (chiếm 95% tổng tài sản); năm 2021 là 134,6 tỷ đồng (chiếm 96%) và năm 2022 là 116 tỷ đồng (chiếm 90%).
Về nguồn vốn, giai đoạn 2020 – 2022 đạt lần lượt tương ứng là: 115,5 tỷ đồng; 140,5 tỷ đồng và 128,9 tỷ đồng.
Trong khi đó, vốn chủ sở hữu của Thiết bị điện Tuấn Ân tăng trưởng đều theo từng năm trong giai đoạn 2020-2022. Cụ thể, năm 2020 vốn chủ hữu là 37,6 tỷ đồng; tới năm 2021 tăng lên 38,9 tỷ đồng và lên mức 40,3 tỷ đồng vào năm 2022.
Tổng nợ của Thiết bị điện Tuấn Ân giai đoạn 2020 – 2022 giảm qua từng năm. Cụ thể: 117,9 tỷ đồng năm 2020; năm 2021 là 101,6 tỷ đồng và giảm về 88,5 tỷ đồng vào năm 2022.
Như vậy, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của Thiết bị điện Tuấn Ân trong giai đoạn 2020 – 2022 lần lượt gấp: 3,1 lần; 2,6 lần và 2,2 lần.
Trên thực tế, nếu nợ phải trả chiếm quá nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu có nghĩa là doanh nghiệp đi vay mượn nhiều hơn số vốn hiện có, nên doanh nghiệp có thể gặp rủi ro trong việc trả nợ, đặc biệt là doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn hơn nếu lãi suất ngân hàng ngày một tăng cao.
Thiết bị điện Tuấn Ân đã có hành vi gian lận trong đấu thầu, vi phạm điểm c, khoản 4, Điều 89 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 khi tham dự Gói thầu số 39-2022: Mua sắm biến dòng điện trung thế các loại và Gói thầu số 40-2022: Mua sắm biến điện áp trung thế của Tổng công ty Điện lực TP HCM.
Cụ thể, ngày 24/8/2022, Tổng giám đốc TCT Điện lực TP.HCM (Tập đoàn điện lực Việt Nam) Nguyễn Văn Thanh có quyết định lựa chọn nhà thầu tại Gói thầu 39-2022: Mua sắm biến dòng điện trung thế các loại thuộc kế hoạch VTTB mua sắm tập trung năm 2022. Nhà trúng thầu là Thiệt bị điện Tuấn Ân với giá trúng thầu 11.204.568.000 đồng; giá dự toán 12.563.478.000 đồng. Thời gian thực hiện hợp đồng 180 ngày.
Ngày 24/2/2022, Tổng giám đốc TCT Điện lực TP.HCM (Tập đoàn điện lực Việt Nam) Nguyễn Văn Thanh có quyết định lựa chọn nhà thầu tại gói thầu số 40-2022: mua sắm biến điện áp trung thế thuộc kế hoạch VTTB mua sắm tập trung năm 2022. Nhà thầu trúng thầu là Công ty Tuấn Ân với giá 9.206.260.200 đồng; giá gói thầu 10.966.293.000 đồng. Thời gian thực hiện hợp đồng 180 ngày.
Chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân bị khởi tố: 'Tay to' trong giới thầu dự án điện
- 'Ông lớn' ngành điện PC1: Doanh thu nghìn tỷ, nợ nần tăng cao 17/05/2024 08:30
- Nhận diện Xây dựng Tự lập cùng Tập đoàn Thuận An trúng thầu 1.000 tỷ ở Phú Thọ 17/05/2024 01:30
- Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4 chậm trễ, thiệt hại 13 tỷ đồng mỗi ngày 10/05/2024 09:00
Cảnh đìu hiu ở Chợ trung tâm Móng Cái chuyên bán hàng Trung Quốc
(VNF) - Chưa bao giờ chợ trung tâm Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) lại rơi vào cảnh đìu hiu như hiện nay. Hàng loạt kiot tại các chợ lớn đóng cửa, khách vào chợ lèo tèo, người bán hàng phần lớn ngồi chơi smart phone