Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Để tháo gỡ một số điểm nghẽn trong lúc chờ sửa Luật Nhà ở, Bộ Xây dựng vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.
Cụ thể, với quy định về chủ đầu tư, Bộ Xây dựng đề xuất cho Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tham gia làm nhà ở xã hội.
Theo Bộ Xây dựng, hiện Luật Nhà ở 2014 chưa cho phép đơn vị này đầu tư nhà ở xã hội nói chung và nhà ở phục vụ cho công nhân khu công nghiệp. Tuy nhiên, đây lại là tổ chức có nguồn lực tài chính, từng thực hiện dự án nhà ở thuộc khu thiết chế của công đoàn tại một số địa phương. Ví dụ, dự án thiết chế công đoàn tại Khu công nghiệp Đồng Văn II (Hà Nam) có quy mô 4,04ha với 976 căn hộ, hiện nay đã hoàn thành giai đoạn 1 với hơn 300 căn hộ; dự án thiết chế công đoàn tại khu công nghiệp Mỹ Tho - Cụm công nghiệp Trung An (Tiền Giang) quy mô 3,05ha với 998 căn hộ, đang được triển khai đầu tư xây dựng.
Theo số liệu của Tổng liên đoàn Lao động, hiện có khoảng 1,2 triệu công nhân có nhu cầu về nhà ở. Hai năm trước, cơ quan này cũng từng kiến nghị với Chính phủ để tham gia xây nhà ở xã hội.
Về chính sách đất đai, Bộ Xây dựng cũng đưa nhiều đề xuất nhằm giảm bớt thủ tục hành chính như giao đất làm nhà xã hội mà không thu tiền sử dụng. Điều này để khắc phục thực tế nhiều chủ đầu tư được miễn tiền sử dụng đất vẫn bị yêu cầu xác định số tiền rồi mới làm thủ tục, dẫn đến doanh nghiệp mất 1-2 năm cho loại quy định này.
Bên cạnh đó, chủ đầu tư sẽ có đầy đủ quyền như tổ chức trong nước được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất. Theo quy định hiện hành, chủ đầu tư được giao đất không phải đóng tiền sử dụng đất thì khi dự án hoàn thành không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng - tức không được bán nhà. Điều này sẽ hạn chế người có nhu cầu tiếp cận, sở hữu nhà ở xã hội.
Cũng theo dự thảo nghị quyết, Bộ Xây dựng đề xuất chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại, khu đô thị không bắt buộc phải dành diện tích đất ở làm nhà xã hội.
Hiện các dự án nhà ở thương mại tại các đô thị từ loại III trở lên phải dành quỹ đất để xây nhà ở xã hội theo tỷ lệ 20%. Tuy nhiên, thực tế cho thấy quy định này có nhiều điểm bất hợp lý. Ví dụ, tại một số địa phương có quỹ đất dồi dào, giá rẻ, người dân chưa có thói quen ở nhà chung cư, chưa có nhu cầu về nhà ở xã hội khiến các phần quỹ đất 20% này bị lãng phí. Hay với dự án nhà ở thương mại có quy mô sử dụng đất nhỏ, dưới 2 ha, phần đất 20% để ra không đủ diện tích tối thiểu để xây một khối nhà xã hội đảm bảo tiêu chuẩn.
Do đó, từ cuối năm ngoái, Bộ Xây dựng đã đưa ra đề xuất bố trí quỹ đất nên để địa phương chủ động, căn cứ kế hoạch, điều kiện cụ thể.
Vào cuối tháng 2 vừa qua, Bộ Xây dựng đề xuất Thủ tướng giảm mục tiêu đề án nhà ở xã hội xuống 1.062.200 căn (giảm 354.500 căn so với đề xuất ban đầu), đồng thời giảm nguồn lực thực hiện còn 849.500 tỷ đồng (giảm khoảng 280.500 tỷ đồng).
Ở một diễn biến khác, trong Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững ban hành mới đây, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì triển khai chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng để chỉ đạo các ngân hàng thương mại, trong đó chủ lực là 4 ngân hàng thương mại nhà nước (Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank) cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ vay.
Lãi suất trong thời gian ưu đãi thấp hơn 1,5-2% so với lãi suất cho vay trung dài hạn VND bình quân của các ngân hàng thương mại nhà nước trên thị trường và các ngân hàng thương mại ngoài nhà nước có đủ điều kiện với các gói tín dụng cụ thể trong từng thời kỳ.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.