Bộ Xây dựng và Giao thông sau sáp nhập, giảm từ 42 xuống 25 - 27 đơn vị
Tiểu Vy -
27/12/2024 17:18 (GMT+7)
(VNF) - Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông Vận tải sau hợp nhất là "Bộ Xây dựng và Giao thông", dự kiến giảm từ 42 đơn vị còn 24-27 đơn vị, giảm tương đương 35-41% tổng số đầu mối.
Thông tin về Đề án hợp nhất Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và Bộ Xây dựng tại buổi họp báo ngày 27/12, bà Đỗ Thị Phong Lan - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Xây dựng) cho biết, Bộ cũng đã phối hợp với Bộ GTVT hoàn thành Đề án "Hợp nhất Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng” và Đề án “Kết thúc hoạt động của Ban cán sự đảng Bộ Xây dựng và Ban cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải, thành lập Đảng bộ Bộ Xây dựng và Giao thông vận tải" gửi Bộ Tư pháp thẩm định và Bộ Nội vụ tổng hợp, báo cáo Ban chỉ đạo Chính phủ.
Về tên gọi sau hợp nhất, bà Lan cho hay, hai bộ đã thống nhất đề xuất tên gọi là “Bộ Xây dựng và Giao thông vận tải". Tuy nhiên, sau khi xem xét, phân tích, theo kết luận của Ban chỉ đạo Chính phủ về Tổng kết Nghị quyết 18, tên gọi 2 Bộ được quyết định là “Bộ Xây dựng và Giao thông".
Bộ Xây dựng họp báo cuối năm 2024, ngày 27/12. Ảnh: T.H
Về cơ cấu tổ chức chính quyền, số đầu mối thuộc cơ cấu của hai bộ trước khi hợp nhất là 42 đơn vị, trong đó Bộ Xây dựng có 19 đơn vị, Bộ GTVT có 23 đơn vị.
Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất còn 24-27 đơn vị, giảm tương đương 35-41% tổng số đầu mối. Trong đó, khối tham mưu tổng hợp có 6 đơn vị, khối chuyên ngành có khoảng 13-16 đơn vị và khối sự nghiệp công lập với 5 đơn vị.
Về việc thực hiện Nghị quyết số 18, đại diện Bộ Xây dựng khẳng định, Bộ Xây dựng đã triển khai thực hiện nghị quyết hết sức nghiêm túc, quyết liệt với sự quán triệt cao và nhận thức rất rõ tầm quan trọng, sức ảnh hưởng của nghị quyết.
“Qua triển khai thực hiện Nghị quyết 18, mặc dù chức năng, nhiệm vụ Bộ Xây dựng được giao liên tục tăng qua các nhiệm kỳ và chỉ tiêu biên chế được giao rất hạn hẹp, Bộ Xây dựng vẫn thực hiện nghiêm việc tinh gọn bộ máy, luôn giữ được cơ cấu bộ máy gọn nhẹ, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả”, bà Lan nói.
Trong nhiệm kỳ Chính phủ 2006-2011, Bộ Xây dựng được giao bổ sung chức năng quản lý nhà nước đối với 2 lĩnh vực mới là phát triển đô thị và kinh doanh bất động sản.
Nhiệm kỳ Chính phủ 2011-2016, Bộ Xây dựng được giao bổ sung 26 nhiệm vụ trong 5 lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ.
Sang nhiệm kỳ Chính phủ 2016-2021, Bộ được bổ sung 21 nhiệm vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Nhiệm kỳ Chính phủ 2021-2026, Bộ Xây dựng được bổ sung làm rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với công viên, cơ khí xây dựng, chuyển đổi số của ngành.
Về chỉ tiêu biên chế được giao, bà Lan cho biết, Bộ Xây dựng chưa có thời điểm nào được giao quá 400 biên chế và giảm dần qua các năm. Năm 2024 số lượng biên chế được giao Bộ Xây dựng còn 357 biên chế và giai đoạn 2022-2026, Bộ được giao chỉ còn 339 biên chế cho đến hết năm 2026.
Đến nay, sau 7 năm thực hiện Nghị quyết 18, cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng chỉ còn 15 đơn vị hành chính, đã giảm số lượng phòng trong các đơn vị hành chính từ 54 phòng xuống còn 46 phòng (tương đương 28%), giảm 74/532 đầu mối, tương đương 14% tổng số đầu mối tại các đơn vị sự nghiệp.
Bộ Xây dựng cũng đã chuyển giao về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) 5 doanh nghiệp, thoái hết vốn nhà nước tại 5 doanh nghiệp. Đến thời điểm hiện tại, Bộ Xây dựng chỉ còn đại diện chủ sở hữu tại 6 doanh nghiệp, giảm 10 doanh nghiệp, tương đương 62,5% tổng số doanh nghiệp nhà nước trực thuộc trước đó.
Cũng sau 7 năm thực hiện Nghị quyết, số lượng chỉ tiêu biên chế được giao của Bộ Xây dựng giảm 7,5%, đến nay chỉ còn 357 biên chế.
Đến năm 2024, Bộ chỉ còn khoảng 3.500 người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước, 380 người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp.
(VNF) - Theo PGS. TS. Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam: “Đây là thời của các doanh nghiệp nghĩ lớn và làm ăn lớn và cơ hội dành cho những người muốn trở thành "anh hùng". Cuộc đua cạnh tranh không giành cho những người toan tính kiếm ăn nhỏ lẻ”,
(VNF) - Phát biểu tại buổi tọa đàm “Lãnh đạo và quản trị công hiệu quả, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Kinh nghiệm Bắc Âu và Việt Nam”, Đại sứ Thụy Điển Johan Ndisi nhấn mạnh rằng: "Quản trị hiệu quả nhất khi mang tính bao trùm, đổi mới và lấy người dân làm trung tâm".
(VNF) - Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết sẽ tập trung hoàn thiện việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh hoàn thành trước ngày 30/8 và vận hành đơn vị hành chính cấp tỉnh từ ngày 1/9.
(VNF) - TS Võ Trí Thành khẳng định, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực chính của tăng trưởng kinh tế, cần xây dựng một tầm nhìn chiến lược toàn diện, kết hợp giữa nỗ lực tự thân của doanh nghiệp và các chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước.
(VNF) - Ngày 17/3, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03 Bộ Công an) đề nghị truy tố 41 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn trong đó có cựu bí thư tỉnh uỷ và chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc về tội danh lợi dụng chức vụ quyền hạn và nhận hối lộ.
(VNF) - Một trong những câu hỏi lớn được đặt ra là liệu người dân có phải làm lại căn cước công dân (CCCD) khi có sự thay đổi về địa giới hành chính hay không?.
(VNF) - Đầu tư Tài chính trân trọng trích giới thiệu góc nhìn của PGS. TS. Phạm Thị Thanh Bình, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam về triển vọng kinh tế thế giới năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và những biến chuyển, tác động đến kinh tế Việt Nam.
(VNF) - Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, kinh tế tư nhân không chỉ giúp mở rộng sản xuất, thương mại, dịch vụ mà còn góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia.
(VNF) - Tạp chí Đầu tư Tài chính số tháng 3/2025 đã chính thức phát hành. Với 100 trang nội dung chất lượng, ấn phẩm phản ánh toàn diện những vấn đề kinh tế nổi bật trong và ngoài nước, là nguồn thông tin hữu ích dành cho doanh nghiệp, nhà quản lý, các chuyên gia và đông đảo bạn đọc kinh tế.
(VNF) - Tổng Bí thư yêu cầu phải thúc đẩy phát triển công nghiệp hiện đại, khoa học công nghệ... trong đó phải tiến lên vũ trụ, tiến vào lòng đất, lòng biển, đáy biển.
(VNF) - Đồng ý về chủ trương xây dựng khu thương mại tự do tại Vĩnh Phúc, Thủ tướng chỉ đạo tỉnh khẩn trương xây dựng đề án cụ thể để trình cấp có thẩm quyền.
(VNF) - Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết sau hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.
(VNF) - Từ số vốn điều lệ 1,6 tỷ đồng khi thành lập, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Ninh đã thực hiện nhiều lần đăng ký thay đổi thành lập doanh nghiệp, nâng vốn điều lệ… khống của công ty từ 1,6 tỷ đồng lên 699 tỷ đồng.
(VNF) - Theo Đề án xây dựng trung tâm tài chính quốc tế và khu vực đã chính thức vừa được Bộ Kế hoạch và đầu tư trình lên Chính phủ, TP. HCM và Đà Nẵng đã được chọn là nơi triển khai, trong đó TP. HCM đã hội đủ nhiều điều kiện quan trọng theo tiêu chuẩn quốc tế. ĐTTC xin điểm lại một số nội dung chính trong đề án.
(VNF) - Theo giới phân tích, mặc dù dòng vốn FDI sẽ chậm lại trong ngắn hạn nhưng Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn nhờ chính sách thu hút đầu tư của Chính phủ và xu hướng luân chuyển dòng tiền bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
(VNF) - Phó Thủ tướng so sánh việc "tháo chốt", khơi thông các điểm nghẽn để khu vực kinh tế tư nhân bung ra cũng giống như gạch đá lâu nay đang cản trở dòng nước sẽ được nhấc ra để dòng nước chảy "ào ào".
(VNF) - Theo PGS. TS. Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam: “Đây là thời của các doanh nghiệp nghĩ lớn và làm ăn lớn và cơ hội dành cho những người muốn trở thành "anh hùng". Cuộc đua cạnh tranh không giành cho những người toan tính kiếm ăn nhỏ lẻ”,