Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Đại diện lãnh đạo Vụ đối tác công tư (Bộ Giao thông vận tải) cho biết trên Quốc lộ 1 hiện có 7 trạm thu phí tương tự như trạm Cai Lậy, nếu mua lại thì phải mua cả 7 trạm, ước tính khoảng 8.500 tỷ đồng. "Trong bối cảnh ngân sách khó khăn như hiện nay, đề xuất này không khả thi", tờ Giao thông dẫn lời vị này nói.
Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Nhật, hiện cả nước có thêm 7 trạm thu phí đặt trên Quốc lộ để thu phí cho các tuyến đường tránh tương tự BOT Cai Lậy, bao gồm: trạm Cầu Rác (Hà Tĩnh), trạm Bỉm Sơn (Thanh Hóa), trạm Bến Thủy (Nghệ An), trạm Quán Hàu (Quảng Bình), trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài (thu phí tuyến đường tránh Vĩnh Yên), trạm Trảng Bom (Đồng Nai), trạm Cai Lậy (Tiền Giang) và trạm Km 2123 Quốc lộ 1 (thu phí tuyến đường tránh Sóc Trăng).
Trong 8 trạm nêu trên thì có 5 trạm do lịch sử để lại. Từ giai đoạn 2000-2005, khi xây dựng các tuyến đường tránh thành phố, thị xã, Bộ Tài chính và các địa phương đã thống nhất tận dụng một số trạm thu phí hiện có (đang thu nộp ngân sách và nằm ngoài phạm vi dự án BOT) để hoàn vốn cho dự án BOT, không phải lập thêm trạm thu phí BOT.
3 trạm BOT còn lại thực hiện đầu tư trong giai đoạn tiếp theo, việc đặt trạm thu phí này tuân thủ theo quy định của pháp luật.
"Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp với các địa phương xử lý bất cập tại 4 trạm: Bến Thủy, Cầu Rác, Quán Hàu và Cai Lậy. Trong đó, trạm Bỉm Sơn đã dừng thu phí để đàm phán xác định lại mức lợi nhuận với nhà đầu tư.
Đối với các trạm còn lại, Bộ đang chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam rà soát tổng thể để đưa ra giải pháp xử lý, hạn chế tối đa bất cập về thu phí", Thứ trưởng Nguyễn Nhật phát biểu với báo chí.
Liên quan đến trạm BOT Cai Lậy, Thứ trưởng Bộ Giao thông Nguyễn Nhật cũng cho hay trong thời gian tạm đóng trạm hồi tháng 8, Bộ đã rà soát lại tất cả các quy định liên quan cho thấy đầu tư dự án này không sai.
"Việc đặt vị trí trạm thu phí Cai Lậy là nằm trong dự án chứ không nằm ngoài. Bộ sẽ tiếp tục làm việc với chủ đầu tư, UBND tỉnh Tiền Giang và đưa ra chính sách để thuyết phục người dân thực hiện đúng quy định", ông Nguyễn Nhật khẳng định.
Những ngày qua, thông tin về trạm thụ phí BOT Cai Lậy tiến hành thu phí trở lại đã thu hút sự chú ý lớn của dư luận.
Tính từ ngày bắt đầu thu phí trở lại 30/11 đến chiều 3/12, BOT Cai Lậy đã phải xả trạm đến hơn 20 lần. Có thời điểm chỉ thu phú được khoảng 10 phút thì phải xả tiếp vì kẹt xe cục bộ.
Bước sang ngày 4/12, khi thu phí trở lại, BOT Cai Lậy tiếp tục gặp phải sự phản ứng của các tài xế khiến trạm phải xả và thu liên tục. Tuy nhiên, nguồn tin từ Văn phòng Chính phủ cho biết, chiều nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ chủ trì cuộc họp về BOT Cai Lậy và có chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải.
Trước đó, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 1/12, Thủ tướng cũng đã giao Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể có báo cáo tổng hợp về BOT, "đặc biệt là về công trình BOT Cai Lậy, Tiền Giang" để có đánh giá toàn diện trình Thường trực Chính phủ. Đồng thời, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nêu rõ "không để kéo dài tình trạng này".
Trả lời báo chí, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết dù không có trong lịch trình song chiều nay (4/12), Chính phủ sẽ họp gấp về BOT Cai Lậy. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ chủ trì cuộc họp này.
Trước đó, vào những ngày cuối tuần qua, dù trạm BOT Cai Lậy trở thành điểm nóng giao thông, nhưng trong chuyến công cán miền Nam, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã không "vi hành" tới điểm nóng này mà lại đi kiểm tra hiện trường Quốc lộ 53 và Quốc lộ 57 - tuyến đường xương sống kết nối Trà Vinh, Bến Tre với Quốc lộ 1 để đi TP. HCM.
Theo tờ Tuổi Trẻ, năm 2013, ông Nguyễn Văn Thể khi còn là Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã gửi văn bản "gợi ý" đặt trạm thu phí BOT Cai Lậy trên Quốc lộ 1, tức nằm ngoài tuyến tránh, đề nghị tỉnh Tiền Giang thống nhất để hợp thức hóa thủ tục. Ông cũng là người quyết định phê duyệt dự án này. Các tài liệu, hồ sơ dự án cho thấy tỉnh Tiền Giang làm theo trong tình thế đã rồi. Cụ thể, tháng 10/2013, Bộ Giao thông vận tải đã gửi liên tiếp 3 công văn hỏa tốc đến UBND, HĐND, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang về phương án đặt trạm thu phí trên Quốc lộ 1. Phương án này sau đó được tỉnh Tiền Giang đồng ý bằng văn bản. Ông Nguyễn Văn Hùng - nguyên Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Tiền Giang - cho biết trong dự án này, tỉnh chỉ đảm nhiệm công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định. Tiền chi trả bồi thường để thu hồi đất cũng là của nhà đầu tư. Vị trí đặt trạm thu phí cũng do Bộ Giao thông vận tải xác định sẵn rồi gửi công văn cho tỉnh để hợp thức hóa thủ tục đầu tư. Đáng chú ý, quyết định phê duyệt dự án tuyến tránh Quốc lộ 1 qua thị trấn Cai Lậy (19/9/2013) ghi rõ dự án chỉ có duy nhất hạng mục tuyến tránh chiều dài 12km, nền đường rộng 12m, có hai làn xe. Tuy nhiên, trong quyết định phê duyệt dự án ngày 19/12/2013 thì lại "lòi" thêm hợp phần "tăng cường mặt đường quốc lộ 1 qua Tiền Giang dài 26,5km, từ km1987+560 đến km2014". Quyết định này do ông Nguyễn Văn Thể ký. Theo tờ Tuổi trẻ, Bộ Giao thông vận tải đã chuẩn bị kế hoạch đưa thêm hợp phần tăng cường mặt đường qua thị xã Cai Lậy từ trước nhằm hợp thức hóa vị trí đặt trạm thu phí bên ngoài tuyến tránh. Điều này thể hiện rõ trong 3 công văn hỏa tốc gửi tỉnh Tiền Giang hồi tháng 10/2013. Như vậy, về cơ bản, tỉnhải chấp nhận phương án do Bộ Giao thông vận tải đưa ra. |
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.