Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Cuộc khủng hoảng thu phí tại Dự án BOT Cai Lậy đang đưa tới những câu hỏi về việc ai mới thực sự là chủ đầu tư của dự án này và vì sao lại được chọn làm nhà đầu tư
Công ty TNHH BOT Đầu tư Quốc lộ 1 Tiền Giang hiện đang là pháp nhân quản lý trạm thu phí BOT Cai Lậy. Pháp nhân này được thành lập vào tháng 4/2014, chậm hơn hai tháng so với lễ khởi công dự án vào tháng 2/2014.
Tuy nhiên, trên thực tế, Công ty TNHH BOT Đầu tư Quốc lộ 1 Tiền Giang chỉ là pháp nhân dự án, được chủ đầu tư lập ra để thuận tiện trong quản lý và giao dịch. Còn chủ đầu tư thực sự đã ký Hợp đồng với Bộ Giao thông Vận tải lại là một liên danh gồm 2 nhà đầu tư.
Ban đầu, theo Hợp đồng BOT ký tắt số 20/HĐ.BOT-BGTVT ngày 19/02/2014 giữa Bộ Giao thông Vận tải và Liên danh nhà đầu tư, thì liên danh gồm Công Ty Cổ phần Phát triển Đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (BVEC) và Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Xây dựng giao thông 1 (TRICO).
Đến Hợp đồng BOT chính thức số 43/HĐ.BOT-BGTVT, ký ngày 28/08/2014, liên danh trên vẫn được giữ nguyên. Tuy nhiên, đến Phụ lục Hợp đồng BOT ký tắt số 03/PL01-43/HĐ.BOT-BGTVT (để điều chỉnh, bổ sung Hợp đồng số 43/HĐ.BOT-BGTVT ngày 28/08/2014) ký ngày 30/01/2015, thì BVEC biến mất và Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư xây dựng Bắc Ái (Bắc Ái) đã xuất hiện để thay thế.
Dự án có tổng mức đầu tư là 1.398,18 tỷ đồng (chưa quyết toán), nguồn vốn 100% tư nhân. Trong đó, vốn góp của nhà đầu tư là 210 tỷ đồng (Bắc Ái góp 136,5 tỷ đồng (65%); TRICO góp 73,5 tỷ đồng (35%)), chiếm 15% tổng mức đầu tư; phần còn lại là vốn vay ngân hàng.
Về chủ đầu tư Bắc Ái, công ty này thành lập ngày 25/11/2004, có ngành nghề kinh doanh chính là hoạt động thiết kế chuyên dụng, đăng ký trụ sở tại số 215, đường Mê Linh, TP. Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc – đây cũng là địa chỉ mà cổ đông lớn nhất của Bắc Ái, ông Lê Tiến Thắng đăng ký hộ khẩu thường trú.
Theo Đăng ký kinh doanh thay đổi ngày 10/07/2017, vốn điều lệ của Bắc Ái là 900 tỷ đồng, được chi phối chủ yếu (82%) bởi ông Lê Tiến Thắng (SN 1977), bên cạnh các cổ đông sáng lập khác: Lê Văn Duẩn (5%); Lê Thanh Bình (10%); Nguyễn Phú Hiệp (3%).
Ông Lê Tiến Thắng từng có thời gian đảm nhận cương vị Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Bắc Ái. Tuy nhiên, gần đây, trọng trách này đã được chuyển sang cho ông Nguyễn Tiến An (SN 1992). Ông An có hộ khẩu thường trú tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc – đồng hương của cổ đông Lê Văn Duẩn.
Ngoài dự án BOT Cai Lậy, Bắc Ái còn tham gia đầu tư một dự án BOT khác, cũng nằm trên tuyến quốc lộ 1 huyết mạch như dự án "Đầu tư xây dựng công trình mở rộng QL1 đoạn Km 1125 - Km 1153, tỉnh Bình Định" (dự án BOT Hoài Nhơn) và dự án đầu tư Xây dựng đoạn tuyến kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa (Quốc lộ 1).
Chiều 1/12, Bộ Giao thông Vận tải đã phát đi Thông cáo báo chí về dự án BOT Cai Lậy, theo đó đã mô tả và giải thích khác chi tiết nhiều vấn đề liên quan đến dự án này.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, quá trình triển khai thực hiện Dự án đã "nhận được sự đồng thuận của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang; được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương, trình tự thủ tục tuân thủ quy định pháp luật".
Về vị trí trạm thu giá, Bộ Giao thông vận tải đã nghiên cứu các phương án đầu tư tăng cường mặt đường nếu cần thiết, đồng thời nghiên cứu thêm phương án mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua thị xã Cai Lậy từ 4 làn xe lên 6 làn xe, so sánh lựa chọn vị trí đặt trạm thu giá trên tuyến tránh và trên Quốc lộ 1 hiện tại.
Bộ Giao thông Vận tải nói việc chọn vị trí đặt trạm đã được chính quyền tỉnh đồng ý
Kết quả nghiên cứu cho thấy, phương án mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua thị xã Cai Lậy từ 4 làn xe lên 6 làn xe có kinh phí đầu tư quá lớn, việc giải phóng mặt bằng các khu đông dân cư hai bên Quốc lộ 1 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân, tốc độ khai thác nhỏ hơn 60km/h do đi qua đô thị. Với phương án này, tất cả các phương tiện đi trên Quốc lộ 1 vẫn phải mất phí và tổng chi phí người dân phải trả sẽ lớn hơn.
Trong khi đó, nếu đầu tư tuyến tránh kết hợp cải tạo, tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 hiện hữu thì tốc độ khai thác tuyến tránh cho phép đến 80km/h. Như vậy, chỉ còn phương án đầu tư riêng tuyến tránh, đặt trạm trên tuyến tránh và phương án đầu tư tuyến tránh kết hợp cải tạo, tăng cường mặt đường, đặt trạm trên Quốc lộ 1 hiện hữu.
Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản lấy ý kiến Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang. Bộ Giao thông vận tải cũng đã phân tích, so sánh phương án đặt trạm thu giá trên Quốc lộ 1 hiện hữu với phương án đặt trạm trên tuyến tránh, cụ thể:
Phương án trạm thu giá đặt trên Quốc lộ 1: Phạm vi dự án bao gồm xây dựng tuyến tránh và đầu tư cải tạo, tăng cường mặt đường, cầu, hệ thống thoát nước trên Quốc lộ 1. Với phương án này, sẽ đảm bảo thời gian hoàn vốn và hiệu quả tài chính cho dự án; mặt đường Quốc lộ 1 hiện hữu được cải tạo, tăng cường; giảm ùn tắc, tai nạn giao thông trên Quốc lộ 1 qua thị trấn Cai Lậy do lưu lượng xe được phân bổ cho cả hai tuyến Quốc lộ 1 và tuyến tránh.
Phương án trạm thu giá đặt trên tuyến tránh: Phạm vi dự án chỉ đầu tư xây dựng tuyến tránh. Phương án này có ưu điểm là chỉ thu giá phương tiện tham gia lưu thông trên tuyến tránh (không thu giá các phương tiện đi vào nội thị thị trấn Cai Lậy) nhưng nhược điểm là không hạn chế được phương tiện đi qua thị trấn Cai Lậy trên Quốc lộ 1 hiện hữu do các phương tiện sẽ tránh trạm thu giá bằng việc không sử dụng tuyến tránh.
Trong điều kiện mặt đường Quốc lộ 1 hiện hữu không được cải tạo, tăng cường sẽ gây ùn tắc và tai nạn giao thông trên Quốc lộ 1 qua thị trấn Cai Lậy, không đảm bảo hiệu quả đầu tư và hiệu quả tài chính dự án rất thấp, không thu hút được nhà đầu tư.
Đáng chú ý là cuối cùng, Bộ Giao thông vận tải đã "nhận được văn bản đồng thuận của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang về vị trí đặt trạm trên Quốc lộ 1 hiện hữu".
Vẫn theo Thông cáo của Bộ Giao thông Vận tải, Bộ quyết định đặt trạm thu giá khi đảm bảo cự ly 70km, trường hợp không đảm bảo cự ly này, Bộ Giao thông vận tải thống nhất với địa phương và Bộ Tài chính quyết định.
Đối với Dự án này, trạm thu giá nằm trong phạm vi dự án, tuân thủ quy định pháp luật (vị trí trạm tại Km1999+300 thuộc phạm vi dự án từ Km1987+560 đến Km2014, QL1), đã đảm bảo khoảng cách >70km (cách trạm An Sương - An Lạc >80km; trạm Cần Thơ - Phụng Hiệp >79km) nên thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ Giao thông vận tải. Tuy nhiên, để tăng thêm tính công khai, minh bạch, Bộ Giao thông vận tải đã lấy ý kiến và nhận được sự đồng thuận của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang và Bộ Tài chính.
Mức giá (phí) cũng đã được xây dựng trên cơ sở khung mức giá quy định tại Thông tư 159/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính, tương đồng với các Dự án BOT khác trên Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát, xử lý bất cập trong việc thu giá dịch vụ các dự án BOT, thời gian qua, Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp với chính quyền các địa phương, các cơ quan liên quan xử lý bất cập tại các trạm như: trạm Lương Sơn (QL6), Trạm Bến Thủy, trạm Cầu Rác, Trạm Biên Hòa... Đối với trạm Cai Lậy, Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp với tỉnh Tiền Giang và Nhà đầu tư tiến hành giảm giá dịch vụ tại trạm: giảm 30% cho tất cả các phương tiện qua trạm; giảm tối đa (100%) cho các phương tiện Loại 1 và Loại 2 của tại 4 xã lân cận.
Hiện Dự án đã hoàn thành giai đoạn đầu tư, tổ chức thu giá dịch vụ từ 0h00’ ngày 01/8/2017. Tuy nhiên, do tình hình thu giá dịch vụ tại trạm Cai Lậy mất an ninh trật tự do tài xế dùng tiền lẻ qua trạm, đồng thời trên các phương tiện thông tin đại chúng có nhiều ý kiến khác nhau về quá trình triển khai dự án nên Nhà đầu tư phải tạm dừng thu giá dịch vụ từ ngày 14/8/2017.
Để tránh hệ lụy xấu phá vỡ phương án tài chính của Dự án do không được thu giá hoàn vốn, Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp với tỉnh Tiền Giang, Nhà đầu tư hoàn chỉnh các công việc cần thiết, đã tiến hành giảm giá dịch vụ cho các phương tiện như trên và đến ngày 30/11/2017 đã tiến hành thu giá dịch vụ trở lại để hoàn vốn cho Dự án.
Tuy nhiên, ngay sau khi thu giá dịch vụ trở lại, nhiều phương tiện vẫn tiếp tục sử dụng tiền lẻ, gây mất an ninh trật tự qua trạm thu giá, Nhà đầu tư phải nhiều lần xả trạm để tránh ùn tắc giao thông và có nguy cơ tiếp tục phải dừng thu giá.
Vẫn theo Bộ Giao thông Vận tải, liên quan đến việc đảm bảo an ninh trật tự tại các trạm thu giá, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ đã có văn bản số 1410-CV/BCĐTNB ngày 12/9/2017 đề nghị các địa phương có biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn giao thông khu vực trạm thu giá dịch vụ.
Lực lượng an ninh tham gia bảo vệ trạm thu phí Cai Lậy
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cũng đã có chỉ đạo tại Thông báo số 483/TB-VPCP ngày 13/10/2017, trong đó có đề nghị: "Bộ Công an chỉ đạo công an địa phương phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Giao thông vận tải và các địa phương liên quan xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng để gây rối an ninh, trật tự tại các trạm thu giá dịch vụ để chống ùn tắc giao thông, bảo đảm trật tự an toàn xã hội".
Hiện nay, Bộ Giao thông vận tải đang tích cực phối hợp với Bộ Công an, địa phương và các cơ quan liên quan tổ chức việc thu giá tại trạm để hoàn vốn cho Dự án và có biện pháp để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông; đồng thời, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng để gây rối an ninh, trật tự tại trạm thu giá Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
Trả lời báo chí tại cuộc Họp báo thường kỳ Chính phủ chiều 1/12, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Nhật cho biết trong vụ việc trả tiền lẻ ở Cai Lậy, đã có sự xuất hiện của những "đối tượng quá khích".
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.