'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank, HoSE: VCB), một trong bốn ngân hàng quốc doanh lớn nhất Việt Nam, đã công bố kế hoạch bán cổ phần tại Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank) và Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) vào tháng tới để giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của mình tại hai ngân hàng này xuống dưới 5% theo quy định mới sắp có hiệu lực. Vietcombank hiện nắm giữ 6,87% cổ phần tại MBBank và 8,24% cổ phần tại Eximbank.
Vietcombank lập kế hoạch bán 53,4 triệu cổ phiếu MB, tương đương 2,47% cổ phần vào ngày 15/10/2018. Một tuần sau đó, Vietcombank tiếp tục bán 45,6 triệu cổ phiếu Eximbank, tương đương 3,7% cổ phần. Theo dự kiến, doanh thu từ việc bán cổ phiếu là hơn 1,6 nghìn tỷ đồng (70 triệu USD).
Ngoài Vietcombank, ba ngân hàng quốc doanh lớn cũng đã giảm tỷ lệ sở hữu chéo của họ ở những ngân hàng khác. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HoSE: BID) đã chuyển nhượng 50% quyền sở hữu trong liên doanh quản lý đầu tư BIDV-Vietnam Partners vào năm ngoái.
Vietinbank (HoSE: CTG) cũng giảm tỷ lệ sở hữu tại Saigonbank từ 10,4% xuống còn 4,9% trong năm 2017. Trong khi đó, Agribank đã bán cổ phần tại LienVietPostBank hồi đầu năm nay.
Theo quy định mới, các ngân hàng thương mại chỉ có quyền nắm giữ cổ phần trong tối đa hai tổ chức tín dụng khác với hạn mức quyền sở hữu ở mỗi tổ chức là 5%. Quy định mới cũng cấm Chủ tịch, Giám đốc điều hành và Phó giám đốc điều hành của bất kỳ ngân hàng nào nắm giữ cổ phần trực tiếp của các tổ chức tín dụng khác. Tổ chức tín dụng hoạt động không hiệu quả được phép nộp đơn xin phá sản từ tháng 6/2018.
Những quy định mới được nhà điều hành đưa ra trong bối cảnh các lãnh đạo ngân hàng liên tục có hành vi sai trái liên quan đến quyền sở hữu chéo tại các ngân hàng và các doanh nghiệp khác. Đây cũng được xem là nỗ lực để nâng cấp hệ thống ngân hàng địa phương đáp ứng tiêu chuẩn Basel II, theo đó bên cho vay phải đáp ứng các yêu cầu để nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
Tiến sĩ Cấn Văn Lực - chuyên gia tài chính ngân hàng, cho biết quy định chặt chẽ hơn đã thúc đẩy bên cho vay cải thiện tính minh bạch để đáp ứng các tiêu chuẩn ngân hàng quốc tế.
Các ngân hàng Việt Nam đã bị xoáy vào một mạng lưới sở hữu và đầu tư trong lĩnh vực tài chính kể từ những năm 1980, khi các cổ đông cá nhân và tổ chức thiết lập các “nhóm lợi ích đặc biệt” nắm giữ quyền kiểm soát đối với những tổ chức cho vay. Điều này dẫn đến tình trạng tín dụng đen và các khoản vay không có hiệu quả.
Trong năm 2015, các ngân hàng Việt Nam đã cho vay khoảng 110.000 tỷ đồng (5,04 tỷ USD) các khoản vay không phù hợp, chủ yếu liên quan đến các dự án bất động sản cho Công ty quản lý tài sản Việt Nam.
Việc giảm thiểu tỷ lệ sở hữu chéo được tăng cường giúp cải thiện tình hình quản lý ngân hàng khi nhiều ngân hàng niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Với sự tăng giá của cổ phiếu các ngân hàng, người cho vay được khuyến khích thoái vốn tại các tổ chức tài chính khác.
Tất cả những điều này cho thấy đa số người cho vay có khả năng đáp ứng thời hạn được đặt ra, ông Lực cho biết.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.