Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Gã khổng lồ dầu mỏ Saudi Aramco vừa công bố kết quả kinh doanh tổng kết năm 2021. Đáng chú ý, Aramco cho biết lợi nhuận ròng của tập đoàn đã tăng gấp đôi năm trước đó, đạt 110 tỷ USD.
Như vậy, so với con số 49 tỷ USD vào năm 2020, lợi nhuận của Aramco đã tăng 124% và vượt xa mốc kỳ vọng 106 tỷ USD của giới phân tích từ Refinitiv.
Tập đoàn sẽ dành 18,6 tỷ USD để chi trả cổ tức trong quý IV, nâng tổng giá trị chi trả cả năm lên 75 tỷ USD. Hội đồng quản trị cũng đề xuất cấp 4 tỷ USD cổ phiếu thưởng cho các cổ đông trong bối cảnh chuẩn bị tăng thêm 25% vốn.
Chi đầu tư trong năm 2021 của Aramco đạt 31,9 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ. Trong năm 2022, Aramco dự kiến chi tiêu 40-50 tỷ USD để mở rộng quy mô.
Tập đoàn có kế hoạch nâng công suất sản xuất dầu thô lên 13 triệu thùng/ngày vào năm 2027 và tăng sản lượng khí đốt lên hơn 50% vào năm 2030. Bên cạnh đó, Aramco có ý định phát triển hoạt động xuất khẩu hydrogen và trở thành công ty dẫn đầu thế giới ở lĩnh vực thu/lưu trữ carbon.
“Những kết quả nổi bật của chúng tôi là minh chứng cho kỷ luật tài chính, sự linh hoạt trước điều kiện thị trường đang phát triển và kiên định tập trung vào chiến lược dài hạn, nhằm mục tiêu tăng trưởng giá trị cho các cổ đông”, Amin Nasser, Giám đốc điều hành Aramco, tuyên bố.
Ngay sau khi công bố báo cáo tài chính, giá cổ phiếu của tập đoàn lập tức tăng vọt 4%.
Theo CNBC, việc giá dầu thế giới tăng hơn 50% trong năm 2021 đã giúp Aramco hưởng lợi lớn. Ngoài ra, nhu cầu nhiên liệu tăng vọt do xu hướng phục hồi sau đại dịch giúp doanh thu của Aramco cũng như những nhà sản xuất năng lượng khác trên thế giới bứt phá mạnh mẽ.
BP - tập đoàn dầu khí của Anh, cũng chứng kiến sự thay đổi rõ rệt trong kết quả kinh doanh của năm 2021. Cụ thể, lợi nhuận ròng của BP đạt 12,8 tỷ USD, mức cao nhất trong vòng 8 năm.
Đáng nói, trong năm ngoái, BP phải đối mặt với khoản lỗ ròng lên tới 5,7 tỷ USD. Điều này đồng nghĩa lợi nhuận tập đoàn đã tăng hơn 3 lần.
Trong khi đó, báo cáo tài chính của Shell cho thấy tập đoàn này lãi hơn 19 tỷ USD trong năm 2021, gấp 4 lần so với năm 2020 và vượt xa kỳ vọng của giới phân tích từ Refinitiv.
Tương tự, hàng loạt công ty năng lượng lớn khác như Chevron, Exxon Mobil lần lượt ghi nhận lợi nhuận ròng đạt 15,6 tỷ USD và 23 tỷ USD.
Nhìn chung, giá cả năng lượng leo thang và nhu cầu hậu đại dịch là hỗ trợ chính giúp các tập đoàn dầu khí làm ăn bội thu. Không chỉ phản ánh qua kết quả kinh doanh, bản thân cổ phiếu của những tập đoàn hàng đầu cũng có hiệu suất tăng trưởng tốt và được chi trả cổ tức hậu hĩnh.
Theo dữ liệu từ Investing.com, giá trị cổ phiếu của BP trên sàn London đã tăng 26% trong năm 2021 trong khi cổ phiếu Shell tăng 17%. Đối với các công ty Mỹ, cổ phiếu Chevron và Exxon Mobil trên sàn New York cùng tăng hơn 27%.
Bước sang năm 2022, diễn biến của giá dầu không hạ nhiệt mà thậm chí leo dốc phi mã. Đây là hệ quả tất yếu sau khi Nga - một trong những quốc gia xuất khẩu năng lượng lớn nhất thế giới - tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine và hứng chịu hàng loạt biện pháp trừng phạt.
Việc phương Tây loại bỏ Nga khỏi thị trường tài chính và ban hành lệnh cấm vận dầu của nước này nhanh chóng tác động đến nguồn cung toàn cầu. Kể từ thời điểm Nga chính thức đưa quân vào Ukraine đến mức đỉnh hôm 8/3, giá dầu thế giới đã tăng 24%.
Bên cạnh đó, tính từ đầu năm 2022 đến nay, hiệu suất tăng trưởng giá cổ phiếu của các công ty như Exxon Mobil, Chevron, ConocoPhillips, Occcidental Petroleum lần lượt đạt 29,07%; 36,72%; 36,92% và 100,1%. Mặt khác, chỉ số S&P 500 đang sụt giảm trên 7%.
Cú bứt phá đáng kinh ngạc của ngành dầu khí giữa bối cảnh căng thẳng địa chính trị đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư. Kể từ ngày 28/2, giữa lúc chiến sự ở Ukraine đỉnh điểm, Warren Buffet - tỷ phú giàu thứ 5 thế giới, đồng thời là nhà sáng lập quỹ đầu tư Berkshire Hathaway - vẫn quyết định mua 136,4 triệu cổ phiếu của Occcidental trị giá 7,9 tỷ USD.
Lượng cổ phiếu này chiếm 14,6% khoản đầu tư của Berkshire. Vỏn vẹn chưa đầy một tháng, nước đi của Buffet giúp quỹ đầu tư lãi hơn 2,2 tỷ USD sau khi giá cổ phiếu Occidental tăng 28%.
Theo Bloomberg, mới đây, tập đoàn Adani của Ấn Độ cũng đang xem xét phát triển quan hệ đối tác tại Saudi Arabia, bao gồm khả năng mua cổ phần của nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, Saudi Aramco.
Tập đoàn do tỷ phú Gutam Adani đứng đầu đã tổ chức các cuộc đàm phán sơ bộ về cơ hội hợp tác cũng như đầu tư chung với Saudi Aramco và Quỹ đầu tư công (PIF) của chính phủ Saudi Arabia.
Một số nguồn tin cho biết Adani dự định mua một số cổ phần của PIF trong Aramco và hợp tác với tập đoàn dầu mỏ trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, chất dinh dưỡng cây trồng hoặc hóa chất.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.