'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Rào cản trong thực hiện dự án đầu tư có phần nặng nề hơn
Trên các bảng xếp hạng quốc tế, hiệu quả thị trường (thể hiện qua chỉ số Tự do kinh tế của Quỹ di sản văn hóa) Việt Nam tăng hạng đáng kể, từ thứ hạng 105 (năm 2020) lên thứ hạng 90 (năm 2021), 84 (năm 2022) và đạt thứ 72 (năm 2023). Chỉ số Phát triển bền vững (SDG) theo xếp hạng của Liên hợp quốc (UN) tăng điểm liên tục qua các năm, hiện xếp thứ 55 (năm 2022). Đối mới sáng tạo toàn cầu (GII) theo xếp hạng của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) năm 2023 ở vị trí thứ 46, tăng 2 bậc so với năm 2022. Hiệu quả logistics của nước ta cũng được ghi nhận cải thiện về chất lượng.
Theo TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương , cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia là một yếu tố không thể thiếu trong khung khổ tư duy điều hành phát triển kinh tế - xã hội và đã chứng tỏ là hữu ích và hiệu quả trong mấy nhiệm kỳ qua.
Mặc dù vậy, ông Cung cũng thẳng thắn nhìn nhận, cải cách môi trường kinh doanh có xu hướng chậm lại, thậm chí có lĩnh vực còn tạo thêm rào cản, hoặc tạo rào cản mới theo hướng gây thêm khó khăn và tăng thêm chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp, từ đó khiến doanh nghiệp đối mặt với nhiều rủi ro hơn.
Bên cạnh đó, rào cản trong thực hiện dự án đầu tư có phần nặng nề hơn do công tác phối hợp chưa hiệu quả; tiếp tục là rào cản đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh; có thể dẫn tới giảm niềm tin và động lực kinh doanh. Cũng không ít vấn đề nhức nhối, doanh nghiệp kiến nghị nhiều, song vẫn chưa có những thay đổi thực sự.
Ông Cung lưu ý, với đà suy giảm của các động lực tăng trưởng (xuất khẩu, tiêu dùng, đầu tư), kinh tế năm 2024 dự báo chưa vượt qua khó khăn, do đó để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 mức 6 - 6,5% không hề đơn giản, mục tiêu kinh tế của kế hoạch kinh tế-xã hội giai đoạn 5 năm 2021-2025 và cả thời kỳ chiến lược 2021-2030 trở nên hết sức khó khăn và thách thức. Trong bối cảnh đó, yêu cầu cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia đang trở thành "mệnh lệnh không thể chần chừ".
Ổn định của chính sách trong nước bù đắp những biến động chính sách toàn cầu
Phó Tổng thư ký, Trưởng ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Đậu Anh Tuấn nói, bên cạnh các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, để tạo ra động lực phát triển mạnh mẽ cũng như tiếp tục tăng sức cạnh tranh của môi trường kinh doanh, các cơ quan chức năng cần tiến hành nhiều giải pháp như tiếp tục nâng cao chất lượng hạ tầng, chất lượng nhân lực, thúc đẩy sản xuất công nghiệp nội địa… Trong đó, cần tập trung vào 2 nhóm giải pháp chính là giảm chi phí kinh doanh cùng với cải cách việc thực thi pháp luật.
Năm 2023 cũng như nhiều năm trước, việc hoàn thiện thể chế và tăng cường chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật là vấn đề được Quốc hội và Chính phủ rất quan tâm. Trong năm 2023, nhiều đạo luật lớn được sửa đổi, đã và sẽ thông qua trong thời gian tới như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Tổ chức tín dụng...
Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn đề nghị một số giải pháp cần làm để nâng cao chất lượng pháp luật và tính dự đoán của pháp luật như: tăng cường tham vấn, lấy ý kiến, đặc biệt đối với các thông tư, các quy hoạch, kế hoạch; các quy định theo hướng tăng nặng nghĩa vụ của doanh nghiệp cần có lộ trình thực hiện kéo dài hơn, thay vì mức chỉ 45 ngày như quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; bãi bỏ dần quy định về thời hạn của các loại giấy phép con; Áp dụng quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp để giảm sự tuỳ tiện khi thi hành pháp luật.
Ông Đậu Anh Tuấn cho biết, khảo sát doanh nghiệp hàng năm về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI của VCCI cho thấy, tính ổn định và khả năng dự đoán được pháp luật của Việt Nam tương đối thấp, trong cả giai đoạn ban hành pháp luật và thực thi pháp luật. Tỷ lệ doanh nghiệp "luôn luôn" hoặc "thường xuyên" dự đoán được sự thay đổi quy định pháp luật của chính quyền cấp tỉnh giảm từ mức 16% năm 2014 xuống mức 5% năm 2021 và 3,42% năm 2022.
Chất lượng pháp luật rất quan trọng nhưng đi kèm với đó là phải đảm bảo việc thực thi pháp luật. Những chỉ đạo và giải pháp mà Nghị quyết số 02 của Chính phủ đề ra đúng trọng tâm, đúng mong muốn, đúng thực tế. Nếu khâu thực thi tốt và cơ cơ chế giám sát tốt thì chắc chắn sẽ tạo ra lực đẩy mạnh mẽ đến nền kinh tế nói chung, và tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp nói riêng.
“Lấy ổn định chính sách trong nước để bù đắp cho những bất ổn của toàn cầu, bất ổn về tài chính trên thế giới. Nếu chúng ta thực hiện các giải pháp cải cách một cách thực chất, mang lại môi trường kinh doanh an toàn cho doanh nghiệp vừa giúp doanh nghiệp vượt khó khăn trước mắt cũng như tích tụ nguồn lực cho dài hạn”, nguyên Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, CIEM TS Nguyễn Đình Cung nhận định.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.