‘Cần cơ chế mở cho các nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu mua bất động sản’

Lệ Chi - 25/10/2022 18:28 (GMT+7)

(VNF) - Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tại hội thảo “Đón đầu xu hướng bất động sản chăm sóc sức khỏe” diễn ra hôm nay (25/10).

VNF
‘Cần cơ chế mở cho các nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu mua BĐS’

Ông Nguyễn Anh Tuấn nhìn nhận đối với bất động sản, đặc biệt là bất động sản chăm sóc sức khỏe nghỉ dưỡng có tiềm năng rất lớn. Hậu Covid-19, Việt Nam được đánh giá là điểm đến hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài. 90% nhà đầu tư ở Việt Nam phục hồi tốt, thậm chí phục hồi 100% sau dịch, nhiều nhà đầu tư tỏ ra tự tin về tiềm năng Việt Nam sau dịch.

Ông Tuấn cho biết 9 tháng năm 2022, Cục Đầu tư nước ngoài tiếp xúc nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đến Việt Nam để kết nối, tìm kiếm cơ hội đầu tư. Thời gian qua, thu hút thị trường bất động sản đứng thứ 2 và chiếm tỷ lệ 18,5% trong tổng số vốn đầu tư. 

Có 43 quốc gia đầu tư lĩnh vực bất động sản, trong đó có bất động sản nghỉ dưỡng, bất động sản chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam. 

Cũng theo ông Tuấn, bất động sản Việt Nam phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á. Giá đất cũng ở mức cạnh tranh so với nhiều nước trong khu vực. Nếu biết kết hợp, vừa có thể thu hút nhà đầu tư, vừa phát triển du lịch.

Ông Tuấn cho hay, trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 9 năm nay, xu hướng đầu tư bất động sản của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt kỷ lục, thể hiện qua quy mô bình quân dự án đạt 64 triệu USD, cao hơn năm 2018 (là 54 triệu USD).

Chính vì vậy, Phó cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài cho rằng cần có cơ chế mở với các nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu mua và sở hữu bất động sản.

“Vấn đề này hiện vướng với Luật Đất đai và Xây dựng. Quan điểm của tôi là ủng hộ cho người nước ngoài được mua, sở hữu, được thế chấp bất động sản. Chúng ta cứ làm và mở ra dần dần”, ông Tuấn bày tỏ.

Để thu hút dòng vốn này, ông Tuấn cho rằng Việt Nam phải giải quyết nhiều khó khăn. Thứ nhất, tạo niềm tin cho nhà đầu tư nước ngoài qua các cam kết của chính quyền bảo vệ các dự án đầu tư.

Thứ hai, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính và tiếp tục đảm bảo cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết.

Thứ ba, thay vì bắt kịp các quốc gia khác, phải định hướng đi đầu.

Đồng quan điểm, TS Cấn Văn Lực cũng cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu để cho phép người nước ngoài được mua, được sở hữu nhà ở, các loại hình bất động sản tại Việt Nam, trong đó có bất động sản nghỉ dưỡng để có thể cung ứng vốn cho nền kinh tế. Điều này phải nhất quán và hoàn toàn khả thi, đảm bảo có lợi cho các bên và đặc biệt là an toàn.

Liên quan đến vấn đề vốn cho bất động sản nói chung và bất động sản chăm sóc sức khỏe nói riêng, TS Cấn Văn Lực nhấn mạnh không nên dựa vào vốn ngân hàng nhiều vì hiện nay, mỗi một năm lĩnh vực bất động sản cần 700.000-1.000.000 tỷ đồng, trong đó vốn ngân hàng chiếm 24%, với 2/3 chủ yếu là cho vay để sửa nhà, còn 1/3 là cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản.

Bà Hà Thu Giang, Phó vụ trưởng, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) cũng đồng tình với ý kiến không nên quá phụ thuộc nguồn vốn vay ngân hàng.

Tính đến cuối tháng 8, tín dụng trong lĩnh vực bất động sản là 15,68%, cao hơn tín dụng chung (11%) với quy mô 2,4 triệu tỷ đồng. Nhưng trong quy mô này, phần lớn đến từ tự tiêu dùng, tự sử dụng, kinh doanh bất động sản chỉ chiếm 1/3.

Về bất động sản xanh, bà Giang cho hay chưa có chính sách, quy định cụ thể nào liên quan đến tín dụng của lĩnh vực này. Ngân hàng Nhà nước cũng có theo dõi tín dụng trong các lĩnh vực xanh, trong đó có lĩnh vực đầu tư đô thị xanh, nhưng tỷ trọng chiếm rất nhỏ, khoảng 0,18% trên tổng dư nợ 474.000 tỷ đồng.

Còn về định hướng, quản lý bất động sản trong thời gian tới, Phó vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế nhấn mạnh ngân hàng thường xuyên theo dõi sát trong lĩnh vực bất động sản và luôn dành định hướng cho các tổ chức tín dụng vào phân khúc đáp ứng nhu cầu của người dân.

>>> Xem thêm: Quy hoạch ven sông Hồng: 'Cẩn trọng khi mua phải đất quy hoạch'

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Cơ hội tại ngành hàng gia vị thiết yếu của Tường An

Cơ hội tại ngành hàng gia vị thiết yếu của Tường An

(VNF) - Sau 46 năm thành lập thương hiệu, Tường An cho ra mắt dòng sản phẩm nước mắm và hạt nêm mới trên thị trường quy mô dự đoán sẽ đạt 40,812 tỷ trong năm 2026. Bước đi này được xem là một cơ hội mới cho Tường An tại ngành hàng gia vị thiết yếu.

Xuân Cầu Holdings và CityLand trúng dự án hơn 5.500 tỷ ở Hòa Bình

Xuân Cầu Holdings và CityLand trúng dự án hơn 5.500 tỷ ở Hòa Bình

(VNF) - Xuân Cầu Holdings và CityLand được tỉnh Hòa Bình chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị thương mại và nhà ở Sông Bùi tại huyện Lương Sơn, với tổng mức đầu tư khoảng 5.518 tỷ đồng.

BV Land: Quý I chỉ lãi 1 tỷ, thấp nhất 15 quý, bằng 0,8% kế hoạch năm

BV Land: Quý I chỉ lãi 1 tỷ, thấp nhất 15 quý, bằng 0,8% kế hoạch năm

(VNF) - Công ty Cổ phần BV Land (UPCoM: BVL) đã khởi đầu năm 2024 với kết quả kinh doanh yếu kém, khi doanh thu và lợi nhuận sau thuế đều ở mức thấp “kỷ lục”.

Cảnh hoang lạnh tại trung tâm mua sắm hơn 10 tỷ đồng ở Đà Nẵng

Cảnh hoang lạnh tại trung tâm mua sắm hơn 10 tỷ đồng ở Đà Nẵng

(VNF) - Được mệnh danh là 'trung tâm mua sắm' nhưng hiện tại, chợ Hòa Phát rơi vào cảnh vắng tiểu thương, ki ốt đóng cửa.

Hé lộ DN duy nhất muốn đầu tư khu đô thị 1.155 tỷ tại Bắc Giang

Hé lộ DN duy nhất muốn đầu tư khu đô thị 1.155 tỷ tại Bắc Giang

(VNF) - Ngay sau khi Bắc Giang mở hồ sơ thực hiện, Dự án Khu đô thị số 15 và dải cây xanh mặt nước thuộc Quy hoạch phân khu số 2, TP. Bắc Giang, có duy nhất một nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký.

'Ông lớn' Facebook, Google, TikTok, Netflix… nộp thuế gần 4.000 tỷ sau 4 tháng

'Ông lớn' Facebook, Google, TikTok, Netflix… nộp thuế gần 4.000 tỷ sau 4 tháng

(VNF) - Lũy kế 4 tháng đầu năm, các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài như Facebook, Google, TikTok, Netflix,... đã nộp gần 4.000 tỷ đồng tiền thuế cho Việt Nam.

Hưng Yên: Chi hơn 1.000 tỷ xây cầu vượt cho dân qua đường an toàn

Hưng Yên: Chi hơn 1.000 tỷ xây cầu vượt cho dân qua đường an toàn

(VNF) - Sở GTVT Hưng Yên đề xuất dự án xây dựng các cầu vượt dân sinh và bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến đường bộ nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình làm chủ đầu tư từ nguồn ngân sách của tỉnh, với tổng mức đầu tư là hơn 1.088 tỷ đồng.

Ông Tập Cận Bình: ‘Trung Quốc phản đối dùng khủng hoảng Ukraine làm vật tế thần’

Ông Tập Cận Bình: ‘Trung Quốc phản đối dùng khủng hoảng Ukraine làm vật tế thần’

(VNF) - Trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Paris mới đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định rằng nước này phản đối những nỗ lực sử dụng cuộc khủng hoảng Ukraine để làm vật tế thần hoặc khơi dậy một cuộc chiến tranh lạnh mới.

Dự thảo nghị định về giá đất: Sửa thế nào cho đúng về phương pháp thặng dư?

Dự thảo nghị định về giá đất: Sửa thế nào cho đúng về phương pháp thặng dư?

(VNF) - Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng dự thảo Nghị định quy định về giá đất, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2024. Dự thảo được kỳ vọng sẽ khắc phục những điểm bất cập của Nghị định 12/2024, nhất là các quy định về phương pháp thặng dư. Tuy nhiên, các nội dung của dự thảo về vấn đề này lại cho thấy các bất cập vẫn đang tồn tại.

'Cần tính giảm trừ gia cảnh theo xu hướng phát triển'

'Cần tính giảm trừ gia cảnh theo xu hướng phát triển'

(VNF) - Khẳng định mức giảm trừ gia cảnh không theo kịp yêu cầu của cuộc sống, nhiều chuyên gia khẳng định, trong lần sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân tới, việc giảm trừ gia cảnh không nên chỉ dựa theo chỉ số CPI mà còn phải tính tới xu hướng phát triển của nhu cầu tiêu dùng và xu hướng phát triển của xã hội.