'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trong đề án, VNR dự kiến sẽ thành lập 2 đầu mối để quản lý, bảo trì và khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam.
Cụ thể, Công ty TNHH một thành viên Quản lý, bảo trì, khai thác đường sắt tốc độ cao (do VNR nắm giữ 100% vốn điều lệ) sẽ tiếp nhận tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt được bàn giao từ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, gồm: cầu, hầm, nền đường, hệ thống thông tin tín hiệu, hệ thống điện và các tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt khác có liên quan đến đường sắt tốc độ cao.
Trong khi đó, Công ty TNHH một thành viên Vận tải đường sắt tốc độ cao (cũng do VNR nắm giữ 100% vốn điều lệ) sẽ tiếp nhận phương tiện, thiết bị và công trình công nghiệp đường sắt tốc độ cao đầu tư từ dự án để kinh doanh vận tải và trả phí thuê hạ tầng đường sắt tốc độ cao; kêu gọi các doanh nghiệp khác tham gia hợp tác, kinh doanh.
VNR sẽ tiếp tục điều hành tập trung, thống nhất toàn mạng đường sắt hiện có thông qua Trung tâm Điều hành vận tải đường sắt. Trung tâm này được tổ chức thành hai bộ phận gồm điều hành đường sắt hiện hữu và điều hành đường sắt tốc độ cao.
Về nhân lực, do quy mô đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam có chiều dài là 1.545km, trên cơ sở kinh nghiệm nước ngoài và các tính toán nhu cầu nguồn nhân lực với từng chuyên ngành, VNR tính toán, để quản lý, vận hành, khai thác tuyến đường sắt tốc độ cao tại Việt Nam sẽ cần 8,98 người/km.
Như vậy, tổng số nhân lực dự kiến cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là 13.880 người. Trong đó, giai đoạn I (2027-2035, xây dựng 2 phân đoạn đầu tiên với tổng chiều dài khoảng 651km) dự kiến cần 5.943 người; giai đoạn II (2035-2040, xây dựng các đoạn còn lại, tổng chiều dài khoảng 894 km) cần 7.937 người.
Giai đoạn 2025-2027, VNR dự kiến sẽ đào tạo 200 cán bộ chủ chốt (gồm: cán bộ chủ chốt, giáo viên, kỹ thuật, tài chính dự án, quản lý dự án…) bằng nguồn vốn của tổng công ty và các đơn vị trực thuộc.
Về tái cơ cấu tổng thể VNR, lộ trình cơ cấu lại VNR có những bước tương ứng với 2 giai đoạn phân kỳ đầu tư của dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.
Cụ thể, giai đoạn 2025 -2030, mô hình tổ chức quản lý của VNR cơ bản giữ nguyên như mô hình giai đoạn 2021-2025, song trong nội tại các khối, các đơn vị đều phải có sự gia tăng về năng lực, quy mô nhân sự để vừa khai thác hệ thống đường sắt hiện tại, vừa tham gia xây dựng đường sắt tốc độ cao, đồng thời chuẩn bị nguồn nhân lực cho công tác vận hành, bảo trì, khai thác… đường sắt tốc độ cao giai đoạn tiếp theo.
Giai đoạn 2030 - 2032 (hoặc đến khi dự án hoàn thành và bàn giao đưa vào khai thác sử dụng), mô hình tổ chức quản lý của VNR bắt đầu có điều chỉnh lớn, có sự tách bạch 2 tổ chức riêng biệt là đường sắt thường và đường sắt tốc độ cao; thành lập Công ty TNHH một thành viên Quản lý, bảo trì, khai thác đường sắt tốc độ cao và Công ty TNHH một thành viên Vận tải đường sắt tốc độ cao.
Giai đoạn 2032 - 2045 (hoặc khi dự án hoàn thành và bàn giao đưa vào khai thác sử dụng đến 2045), VNR sẽ điều hành tập trung, thống nhất toàn mạng đường sắt hiện có thông qua trung tâm điều hành giao thông vận tải đường sắt. Trung tâm điều hành giao thông vận tải đường sắt được tách thành 2 bộ phận: điều hành tàu thường và điều hành tàu tốc độ cao.
Theo đó, Công ty TNHH một thành viên Đường sắt cao tốc sẽ tiếp nhận tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt, thiết bị điện kéo và thực hiện quản lý, bảo trì, vận hành và khai thác tuyến đường sắt tốc độ cao Hà Nội - TP. HCM theo tiến độ bàn giao của dự án.
Còn Công ty TNHH một thành viên Vận tải đường sắt tốc độ cao tiếp nhận tài sản, phương tiện và tổ chức kinh doanh vận tải tuyến đường sắt tốc độ cao Hà Nội - TP. HCM (theo tiến độ bàn giao của dự án), kêu gọi các doanh nghiệp khác tham gia kinh doanh, trả phí thuê hạ tầng; đồng thời bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện đường sắt tốc độ cao.
“Đây cũng là phương án vận hành khai thác đường sắt tốc độ thường và đường sắt tốc độ cao đang được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng”, đề án của VNR nhấn mạnh.
Tại hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024 của VNR vào đầu tháng 1 vừa qua, Thủ tướng khẳng định, việc phát triển đường sắt tốc độ cao "không làm không được", phải quyết tâm làm và sẽ làm được. Bởi ngành đường sắt phải đặt trong sự vận động và phát triển, với phương châm "đi sau nhưng về trước", tận dụng lợi thế của người đi sau, đi nhanh hơn và bền vững hơn.
Thủ tướng cũng đề nghị Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Giao thông vận tải cùng VNR và các cơ quan liên quan quyết tâm trình để được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án đường sắt tốc độ cao.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.