Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai mới đây đã đưa ra cảnh báo về việc vi khuẩn ăn thịt người gây ra căn bệnh Whitmore đã xuất hiện trở lại tại Việt Nam sau nhiều thập niên bị lãng quên.
Cụ thể, trong 5-10 năm trước đây, bệnh viện đã tiếp nhận khoảng 20 bệnh nhân mắc Whitmore nhưng trong khoảng thời gian từ đầu năm 2019 đến nay, trung tâm đã tiếp nhận tới 20 trường hợp.
Riêng trong tháng 8/2019, có 12 bệnh nhân được tiếp nhận nhiễm Whitmore nặng, trong đó đã có 4 ca tử vong do vi khuẩn “ăn” nhiều cơ quan.
Theo đại diện bệnh viện Bạch Mai, hầu hết các bệnh nhân đến từ các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ. Hiện tại đang là mùa mưa, là thời điểm thuận lợi để vi khuẩn Whitmore phát triển.
Mới nhất, trung tâm điều trị cho trường hợp nữ bệnh nhân quê ở Thanh Hoá bị Whitmore ăn cụt cánh mũi. Đây cũng là trường hợp bệnh nhân nữ đầu tiên mắc Whitmore.
Trước đó, bệnh nhân được tuyến dưới chẩn đoán nhiễm trùng do tụ cầu nhưng khi bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai cấy mủ, phát hiện dương tính với Whitmore.
Theo đó, bệnh nhân được điều trị tấn công bằng phác đồ đặc hiệu với kháng sinh phối hợp. Sau 2 tuần điều trị, vết thương đã hết mủ và đang ăn da non.
Tuy nhiên, bệnh nhân cần tiếp tục giai đoạn duy trì bằng thuốc và điều trị trung bình ít nhất 3 tháng nữa để tránh tái phát vì nếu bị lại, tỷ lệ tử vong rất cao.
Chiều ngày 12/9, tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh cho biết bệnh viện này cũng vừa phát hiện 1 bệnh nhân bị mắc bệnh Whitmore.
Cụ thể, bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân Đ.X.H. (61 tuổi, trú tại thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên), trong tình trạng sốt cao liên tục, ngón 2 bàn chân phải có khối áp-xe sưng, nóng, chảy dịch có mùi hôi. Bệnh nhân có tiền sử bị bệnh Đái tháo đường type II.
Trong quá trình điều trị tại bệnh viện, thấy tình trạng của bệnh nhân vẫn không có dậu hiệu thuyên giảm mà có diễn biến nặng hơn với các triệu chứng như sốt cao, rét run, huyết áp tụt. Lúc này, các bác sĩ đã chỉ định lấy máu của bệnh nhân nuôi cấy và cho kết quả dương tính với vi khuẩn bệnh Whitmore.
Ngày 15/9, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cũng cho biết bệnh viện này đã phát hiện và điều trị cho 3 trẻ em bị bệnh Whitmore - nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người".
3 trẻ trước đó được người nhà đưa đến viện với tình trạng áp xe viêm tuyến nước bọt mang tai. Khi đưa đến, tình trạng bệnh của 3 em đã chuyển nặng.
Người nhà các em cho biết do bệnh có biểu hiện giống quai bị nên đã tự điều trị tại nhà. Sau khi được đưa vào viện, các bác sĩ đã cấy mủ, xét nghiệm máu thì phát hiện cả 3 em nhỏ đã dương tính với Whitmore. Sau một thời gian điều trị, 1 bệnh nhi đã ổn định và được xuất viện về nhà. Riêng 2 trường hợp còn lại đang tiếp tục được điều trị tại bệnh viện.
Whitmore do vi khuẩn gram âm B. pseudomallei (hay còn gọi là vi khuẩn ăn thịt người) gây ra. Bệnh này được phát hiện đầu tiên trên thế giới vào năm 1911, xuất hiện tại Việt Nam từ 1936. Khi vào cơ thể, vi khuẩn này sẽ tấn công nhiều cơ quan, dẫn đến suy đa tạng rồi sốc, tử vong. Đối với những bệnh nhân có sắc các bệnh lý như tim mạch, tiểu đường, bệnh thận mãn tính,... thì nguy cơ bị tổn thương phổi, thận, gan,... càng lớn dẫn đến nguy cơ tử vong càng cao. Vi khuẩn gây bệnh sống trong bùn đất và nước, đường lây truyền chủ yếu qua vùng da tổn thương tiếp xúc với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn. Theo các bác sĩ, khi nhiễm Whitmore, thông thường, 40-60% bệnh nhân mắc Whitmore sẽ tử vong. Tỷ lệ tử vong sẽ giảm đáng kể nếu bệnh nhân được chẩn đoán đúng bệnh và điều trị kháng sinh theo phác đồ hướng dẫn. Căn bệnh này hiện chưa có vắc xin phòng bệnh và khi đã khởi phát bệnh, diễn biến của bệnh rất nhanh, có thể cướp đi mạng sống bệnh nhân chỉ sau 48 giờ nhập viện. Do đó các bác sĩ khuyến cáo những người làm việc tiếp xúc nhiều với môi trường đất và nước phải có phương tiện bảo hộ lao động, nếu có trầy xước ngoài da cần điều trị sớm và triệt để. |
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.