Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Ông Bình, cũng cho biết thêm, dự án có tổng mức đầu tư 5.343 tỷ đồng, được chia làm 2 gói thầu, bao gồm gói thầu số 1 xây dựng đoạn Mai Dịch-Cổ Nhuế (Km0+130-Km2+812,50), do liên danh Sumitomo Mitsui (Nhật Bản) và Cienco4 (Việt Nam) làm nhà thầu chính.
Gói thầu số 2 xây dựng đoạn Cổ Nhuế-Nam Thăng Long (Km2+812,5-Km5+497,7) do liên danh Tokyu-Taisei (Nhật Bản) làm nhà thầu chính. Cả hai gói thầu lần lượt được được khởi công vào tháng 4 và 5/2018.
Đến thời điểm hiện tại, Ban QLDA Thăng Long đã tiếp nhận toàn bộ mặt bằng từ thành phố Hà Nội và bàn giao cho nhà thầu thi công. Ngoài ra, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cũng đã có thông báo (cấp phép rào chắn) cho nhà thầu thi công trên toàn bộ các phạm vi được bàn giao.
“Hiện tiến độ gói thầu số 1 đạt 33%, gói thầu số 2 các đơn vị thi công đã hoàn thành được 36,7%. Tiến độ dự án cơ bản đạt yêu cầu. Theo hợp đồng đã ký kết, dự án sẽ hoàn thành sau 28 tháng thi công (dự kiến kết thúc vào tháng 10/2020)”, ông Bình nói
Ngoài ra, Ban Quản lý dự án Thăng Long đang chỉ đạo nhà thầu phối hợp các ban ngành của thành phố Hà Nội để thực hiện dự án đối với các vị trí có chung phạm vi thi công giữa hai dự án.
Cũng theo ông Nguyễn Thanh Bình, tính đến tháng 6/2019, dự án có chậm tiến độ đôi chút do nguyên nhân chồng lấn công địa thi công giữa hai Dự án, thủ tục xin cấp phép xe siêu trường siêu trọng để kéo dầm kéo dài, một số hạng mục công trình do điều kiện mặt bằng thay đổi nên phải điều chỉnh thiết kế dẫn đến thủ tục kéo dài.
Cho đến thời điểm hiện nay các khó khăn vướng mắc đã được giải quyết và trong thời gian tới để có thể bắt kịp tiến độ kế hoạch trong thời gian tới các Nhà thầu đã cam kết tăng cường nhân lực, thiết bị, đà giáo ván khuôn cho công tác thi công.
Một trong những điểm đáng chú ý của dự án này là đến tháng 3/2019, Bộ GTVT đã đồng ý cho phép điều chỉnh các nhánh lên xuống của dự án và dịch chuyển mố cầu A1. Việc điều chỉnh này tác động đáng kể đến tiến độ, thiết kế dự án.
Ông Phạm Hoàng Giang, tư vấn giám sát OCG-TEDI của gói thầu số 1 cho biết thêm, trong quá trình thi công, dự án vẫn phải phục vụ giao thông nên chủ yếu các xe tải siêu trường siêu trọng chỉ được vào ban đêm.
“Trong quá trình xây dựng, các nhà thầu Nhật Bản rất khắt khe về vấn đề an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Nên công trường làm đến đâu phải an toàn, sạch sẽ đến đó thì mới được làm tiếp. Hiện nhiều mũi thi công đang tăng tốc để đạt tiến độ được giao”, ông Giang nhấn mạnh.
Về giải ngân, ông Nguyễn Thanh Bình cho biết: tại gói thầu số 1 đoạn Mai Dịch - Cổ Nhuế đã giải ngân 415,8 tỷ đồng/1.262 tỷ đồng; còn tại gói thầu số 2 đoạn Cổ nhuế - Nam Thăng Long đã giải ngân 383,3 tỷ đồng / 1.044 tỷ đồng. Với tiến độ giải ngân tốt như hiện nay, các nhà thầu đang quyết liệt tăng tốc thi công dự án.
Dự án xây dựng cầu cạn đoạn Mai Dịch-Nam Thăng Long thuộc đường vành đai 3 thành phố Hà Nội có quy mô đường cao tốc 4 làn xe, tốc độ thiết kế 100Km/giờ (đoạn cuối tuyến châm chước vận tốc 80Km/giờ). Chiều dài cầu và đường dẫn 5,3Km (riêng cầu cạn dài 4,8Km). Tổng mức đầu tư dự án là 5.343 tỷ đồng từ nguồn vốn vay ODA của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và vốn đối ứng trong nước. Tư vấn thiết kế là Liên danh NK-NE-NKV. Tư vấn giám sát gồm Liên danh OCG, OC, KEI, TEDI liên kết với APECO. Để xây dựng tuyến đường này, Hà Nội đã di chuyển, chặt hạ gần 1.200 cây xanh trên trên tuyến đường vành đai 3 đoạn từ Mai Dịch đến cầu Thăng Long. |
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.