'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
FastGo, ứng dụng đặt xe Việt Nam dự kiến sẽ ra mắt tại Indonesia và Myanmar vào tháng 12 với hy vọng trở thành một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực này tại Đông Nam Á.
Kế hoạch tiến ra thị trường nước ngoài được triển khai chỉ sau 5 tháng kể từ khi ra mắt tại Việt Nam. Động thái này cũng chính là câu trả lời cho nền tảng đặt xe Grab của Singapore (công ty lớn nhất Đông Nam Á) và Go-Jek của Indonesia – dịch vụ gọi xe vừa ra mắt tại Việt Nam vào tháng trước với cái tên Go-Viet.
FastGo cung cấp dịch vụ taxi và xe hơi riêng tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Tính đến đầu tháng 10, FastGo tuyên bố đã giành 20% thị phần địa phương với khoảng 30.000 lượt tài xế đăng ký trên hệ thống.
Ứng dụng được phát triển bởi MPOS Vietnam Technology, công ty khởi nghiệp công nghệ tạo ra bởi người sáng lập và Giám đốc điều hành của FastGo, ông Nguyễn Hữu Tuất. MPOS đã thiết lập giải pháp thanh toán di động đầu tiên của Việt Nam trong năm 2013 và hợp tác với nhiều đối tác địa phương bao gồm cả các ngân hàng và công ty bảo hiểm.
“Mặc dù khu vực Đông Nam Á đang bị chi phối bởi Grab và Go-Jek, nhưng FastGo có các đối tác chiến lược, mạng lưới và các chiến lược liên quan cho thị trường Indonesia và Myanmar”, ông Tuất nói với tờ Nikkei Asia Review trong cuộc phỏng vấn hôm thứ Năm.
Ông Tuất cho biết nền tảng này sẽ cho phép FastGo mở rộng ở cả thị trường trong nước và khu vực, giúp cân bằng thị trường đặt xe hiện đang bị thâu tóm bởi hai tên tuổi lớn đang bận rộn mở rộng hệ sinh thái của họ.
FastGo đang hướng đến mục tiêu chiếm lĩnh 30% thị phần tại Malaysia và Myanmar sau 6 tháng, ông Tuất cho biết.
MPOS có kinh nghiệm trong kinh doanh ứng dụng đặt xe, cung cấp công nghệ và nền tảng cho hai công ty taxi là Mai Linh của Việt Nam và Blue Bird ở Indonesi kể từ năm 2016.
“FastGo không phải là đối thủ cạnh tranh của các công ty taxi mà là đối tác của họ. Chúng tôi cung cấp các giải pháp kỹ thuật và nền tảng cho cả hai công ty taxi và các cá nhân sở hữu xe ô tô, đưa ra nhiều lựa chọn hơn cho người tiêu dùng,” ông Tuất giải thích.
FastGo không thu tiền hoa hồng từ tài xế nhưng tính phí 30.000 đồng (1,3 USD) mỗi tài xế nếu họ kiếm được hơn 400.000 đồng mỗi ngày.
FastGo cam kết giữ mức thuế hành khách không thay đổi, nhưng họ đề xuất một khoản phí (từ 10.000 đồng đến 100.000 đồng) đối với lái xe để đảm bảo các chuyến đi trong giờ cao điểm.
Khách hàng mục tiêu của FastGo là nhân viên văn phòng và những người trẻ thích sử dụng thẻ tín dụng hoặc thanh toán bằng di động, FastGo chấp nhận cả thanh toán tiền mặt.
Ông Tuất cho biết doanh thu và lợi nhuận chính của công ty sẽ không đến từ việc đặt xe mà sẽ đến từ các dịch vụ khác bao gồm giao hàng và cho vay tài chính.
FastGo tại Hà Nội là thành viên của NextGroup, tiền thân là PeaceSoft, với các công ty thành viên tiên phong về công nghệ tài chính, thương mại điện tử, hậu cần điện tử và đầu tư trên khắp Đông Nam Á. Các công ty này hoạt động ở 8 quốc gia, phục vụ hơn 12 triệu khách hàng và có 40.000 đối tác doanh nghiệp.
Người sáng lập 35 tuổi của FastGo có hơn 15 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành công nghệ Việt Nam và là đồng sáng lập ba công ty khởi nghiệp, bao gồm PeaceSoft. Nguyễn Hữu Tuất điều hành các công ty này thông qua việc gọi vốn từ các nhà đầu tư như Tập đoàn dữ liệu IDG, công ty công nghệ cao Nhật Bản SoftBanl, nhà bán lẻ trực tuyến eBay, MOL AccessPortal và UK ACTIS của Malaysia.
NextTech cũng là một trong những công ty điện tử đầu tiên của Việt Nam, ChoDienTu, nền tảng thanh toán điện tử NganLuong và ví điện tử Vimo đều là sản phẩm của họ. NextTech cũng liên quan đến 2 nền tảng giao dịch tiền điện tử.
FastGo sẽ tập trung làm việc với các đối tác và khách hàng trong mỗi thị trường hiện tại của NextTech.
“Không giống như Grab hoặc Go-Jek, hai công ty lớn trong khu vực đã xây dựng hệ sinh thái từ các dịch vụ đặt xe, ứng dụng FastGo là một dịch vụ giá trị gia tăng cho hệ sinh thái hiện tại của NextTech và chúng tôi sẽ tối ưu hóa tất cả những lợi thế của hệ thống đó”. Ông Tuất nói thêm.
FastGo thu được ít nhất 3 triệu USD từ nhánh liên doanh công nghệ của quỹ tư nhân VinaCapital trong đợt gọi vốn đầu tiên vào tháng 8. Công ty hy vọng sẽ tăng 50 triệu USD trong vòng gọi vốn tiếp theo – dự kiến vào quý đầu tiên của năm 2019 – để giúp đẩy nhanh việc mở rộng khu vực. FastGo lên kế hoạch gọi vốn 6 tháng/lần.
Họ hy vọng sẽ cung cấp dịch vụ tại 20 thành phố ở Việt Nam và 5 thị trường Đông Nam Á khác, bao gồm Philippines, Campuchia và Thái Lan vào cuối năm tới.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.