Nhà phố trên 'đất vàng' Hà Nội, bỏ trống hàng loạt vì 'ế' khách thuê
(VNF) - Nhiều căn nhà mặt phố đường Kim Mã (Hà Nội) hiện nay vẫn để không từ nhiều tháng nay vì không tìm được khách thuê.
Quý IV/2017, doanh thu thuần của CEO đạt 595,6 tỷ đồng, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, giá vốn gần như "đứng im" nên lợi nhuận gộp tăng tới 63,5%, đạt 262,6 tỷ đồng.
Trong quý IV, CEO ghi nhận sự gia tăng đáng kể của chi phí tài chính (tăng 1,8 lần, đạt 32 tỷ đồng) và chi phí quản lý doanh nghiệp (tăng 3 lần, đạt 82 tỷ đồng). Tuy nhiên, với lãi gộp lớn, cộng thêm 12 tỷ đồng doanh thu tài chính (tăng gấp 2,5 lần) và 5,6 tỷ đồng lãi khác, kết thúc quý IV, CEO vẫn báo lãi trước thuế 175 tỷ đồng, tăng 55% so với cùng kỳ.
Lũy kế cả năm, doanh thu thuần của CEO đạt 1.832 tỷ đồng, tăng 30%; lợi nhuận gộp đạt 724 tỷ đồng, tăng 45%.
Điểm đáng chú ý trong năm vẫn là sự gia tăng khá mạnh của chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp, lần lượt tăng 68% và 93,5%. Điều này khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh quý IV/2017 bị ăn mòn đáng kể, chỉ đạt 398 tỷ đồng, tăng 32%.
Kết thúc năm 2017, CEO lãi ròng 177,6 tỷ đồng, tăng 13%
Về tài sản, tổng tài sản của CEO tại ngày 31/12/2017 là 5.652 tỷ đồng, tăng 47% so với đầu kỳ. Tài sản ngắn hạn là 3.485 tỷ đồng (tăng 68%), tài sản dài hạn là 2.167 tỷ đồng (tăng 23%).
Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn, hàng tồn kho và các khoản phải thu chiếm tới 76% (trong đó, các khoản phải thu là 40%).
Năm 2017, hàng tồn kho của CEO đã tăng gấp đôi (từ 610 tỷ đồng lên 1.256 tỷ đồng), chủ yếu là do sự tăng lên của nguyên vật liệu (tăng gấp 9 lần, lên 11.343 tỷ đồng) và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (tăng gấp 2 lần, lên 1.238 tỷ đồng).
Đáng chú ý, khoản "đầu tư tài chính ngắn hạn" năm qua cũng cho thấy đà tăng rất mạnh từ 500 triệu đồng lên 360 tỷ đồng (tương đương tăng 720 lần).
Trong cơ cấu tài sản dài hạn, "tài sản dở dang dài hạn" là khoản có mức tăng đáng kể (tăng gấp đôi, lên 415 tỷ đồng). Đây là các chi phí CEO bỏ ra tại các dự án khu du lịch sinh thái Bái Tử Long (209 tỷ đồng), Sonaseas Condotel & Villas (196 tỷ đồng), trường Cao đẳng Đại Việt (5,3 tỷ đồng)…
Về nguồn vốn, nợ phải trả của CEO là 3.414 tỷ đồng, tăng gấp 1,5 lần so với đầu kỳ. Nợ ngắn hạn là 2.327 tỷ đồng (chiếm 68%) và tăng gấp đôi so với đầu năm. Nợ dài hạn là 1.087 tỷ đồng, tăng 4%.
Trong cơ cấu nợ ngắn hạn, khoản "chi phí phải trả ngắn hạn" có mức tăng cao nhất, gần 5 lần (đạt 133 tỷ đồng); tiếp theo là khoản "thuế và các khoản phải nộp nhà nước" tăng gần 3 lần (đạt 274 tỷ đồng) và khoản "người mua trả tiền trước ngắn hạn" tăng 2,4 lần (đạt 978,7 tỷ đồng). Tuy nhiên, tại phần thuyết minh, CEO đã không cung cấp thông tin cụ thể về các khoản này.
Nợ vay của CEO năm qua đã tăng thêm 15%, lên 1.431 tỷ đồng. Trong đó, nợ vay ngắn hạn là 563,7 tỷ đồng, tăng 42%, chủ yếu do tăng khoản vay từ BIDV – Chi nhánh Thanh Xuân. Còn nợ vay dài hạn là 867,6 tỷ đồng, chiếm 80% nợ dài hạn và tăng 2%. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của CEO hiện là 1,5 lần.
(VNF) - Nhiều căn nhà mặt phố đường Kim Mã (Hà Nội) hiện nay vẫn để không từ nhiều tháng nay vì không tìm được khách thuê.