Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Trong một động thái mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng đã yêu cầu toàn ngành ngân hàng kiểm soát chặt việc cho vay bằng ngoại tệ, giảm dần và có lộ trình chấm dứt cho vay bằng ngoại tệ.
Yêu cầu này được cho là nhằm hạn chế việc găm giữ ngoại tệ, đặc biệt là tại các ngân hàng thương mại, cùng với đó là phục vụ mục tiêu chung về chống đô la hóa nền kinh tế.
Theo thống kê của VietnamFinance, hiện dư nợ cho vay bằng ngoại tệ của nhiều ngân hàng không phải nhỏ, đặc biệt là ở các ngân hàng gốc quốc doanh. Và chủ yếu ngoại tệ đem đi cho vay là USD.
Đứng đầu hệ thống về quy mô cho vay bằng ngoại tệ là VietinBank. Tính đến hết ngày 30/6/2018, dư nợ cho vay bằng USD của VietinBank sau quy đổi ở mức 109.978 tỷ đồng. Theo sau là Vietcombank với 99.254 tỷ đồng và BIDV với 86.254 tỷ đồng.
Như vậy, tổng dư nợ cho vay bằng USD của 3 ngân hàng trên lên đến gần 300.000 tỷ đồng.
Khá đáng chú ý khi một ngân hàng quốc doanh khác là Agribank lại có dư nợ cho vay bằng USD thấp hơn hẳn. Số liệu tính đến hết năm 2017 chỉ ở mức 20.324 tỷ đồng.
Trong khi đó, ngân hàng lai quốc doanh – tư nhân là MB có dư nợ cho vay USD đến hết ngày 30/6/2018 đạt 25.448 tỷ đồng.
Một số ngân hàng có dư nợ cho vay USD đáng kể khác có thể kể đến Sacombank với 12.729 tỷ đồng, Eximbank với 10.455 tỷ đồng, Techcombank với 10.105 tỷ đồng.
VPBank, ngân hàng thuộc nhóm đầu về lợi nhuận, chỉ có dư nợ cho vay USD khoảng trên 5.000 tỷ đồng.
Hiện lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 2,8-6,0%/năm; trong đó lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 2,8-4,7%/năm, lãi suất cho vay trung, dài hạn ở mức 4,5-6,0%/năm. Trong khi đó, lãi suất huy động USD là 0%.
Như vậy, với mỗi 10.000 tỷ đồng cho vay bằng USD, ngân hàng sẽ thu về mỗi năm khoảng từ 280 đến 600 tỷ đồng. Như trường hợp của VietinBank hay Vietcombank, mỗi năm thu về khoảng từ 2.800 tỷ đồng đến 6.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, liệu có phải khi chấm dứt cho vay USD, ngân hàng sẽ bị hụt thu?
Quy mô hụt thu nhiều khả năng sẽ không đáng kể, bởi khi chấm dứt cho vay USD, một lượng lớn tiền gửi USD tại các ngân hàng thương mại sẽ được bán cho Ngân hàng Nhà nước để đổi lại VND và cho vay VND như bình thường.
Chiều ngược lại, Ngân hàng Nhà nước gia tăng được dự trữ ngoại hối, kiểm soát được cung tiền ngoại tệ, giúp kiểm soát tỷ giá tốt hơn và chống đô la hóa nền kinh tế.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng cho rằng việc chấm dứt cho vay ngoại tệ có thể dẫn đến tăng cung VND, gây áp lực lên lãi suất. Thêm vào đó, chi phí lãi vay mà các doanh nghiệp có nhu cầu vay ngoại tệ sẽ tăng lên đáng kể bởi chi phí lãi vay VND cao hơn nhiều USD.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.