Chặn 'tẩy xanh': Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Nhóm tác giả Công ty Virtus Prosperity - 27/09/2024 15:00 (GMT+7)

(VNF) - Sự lan rộng của hiện tượng “tẩy xanh” trên phạm vi toàn cầu là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự phát triển lành mạnh của thị trường tài chính xanh cũng như mục tiêu phát triển bền vững của các quốc gia. Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Trong bối cảnh thế giới đang hối hả theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững, hiện tượng “tẩy xanh” (greenwashing) đã biến những cam kết về môi trường trở thành một trò lừa gạt, làm lu mờ những nỗ lực “xanh hóa” thực sự và cản trở dòng chảy chung. Đó không đơn thuần là việc phóng đại cam kết môi trường mà còn là sự bóp méo sự thật, che giấu các hành vi gây tổn hại tới môi trường để tạo ra hình ảnh một doanh nghiệp hoặc sản phẩm, dịch vụ của họ “xanh” hơn thực tế, qua đó thu hút sự chú ý của khách hàng cũng như nguồn tài chính xanh.

Hiện tượng “tẩy xanh” (greenwashing) đã biến những cam kết về môi trường trở thành một trò lừa gạt, làm lu mờ những nỗ lực “xanh hóa” thực sự và cản trở dòng chảy chung.

Hành vi “tẩy xanh” khiến cho dòng vốn xanh bị lãng phí vào các dự án không bền vững, làm thị trường tài chính cũng trở nên “méo mó” vì giá trị doanh nghiệp bị thổi phồng, hình thành nên bong bóng tài sản. Khi những bong bóng này vỡ, không chỉ nhà đầu tư phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề mà sự ổn định của toàn bộ hệ thống tài chính cũng bị ảnh hưởng.

Khi “lời nói dối” bị “bóc trần”

Điều đáng ngại là hành vi “tẩy xanh” đã không còn hiếm gặp mà còn xuất hiện với tần suất ngày càng tăng và quy mô ngày càng lớn. Một trong những ví dụ nổi bật nhất là trường hợp của Volkswagen, khi hãng xe này phải chịu phạt 14 tỷ USD vào năm 2015 vì gian lận khí thải. Cụ thể, “niềm tự hào của nước Đức” đã lắp đặt phần mềm gian lận về tiêu chuẩn khí thải để “qua mặt” các cơ quan kiểm tra và biến những chiếc xe phát thải vượt quá 40 lần giới hạn ô nhiễm trở nên “thân thiện với môi trường”.

Năm 2018, Starbucks, trong một nỗ lực tuyên truyền về việc chuyển sang nắp đậy không cần ống hút, lại khiến người tiêu dùng phẫn nộ khi phát hiện ra rằng sản phẩm thậm chí còn này chứa nhiều nhựa hơn trước. Năm 2022, đến lượt Tập đoàn dầu khí ExxonMobil (Mỹ) hứng chịu làn sóng chỉ trích từ phía dư luận. Tập đoàn này quảng cáo gợi ý rằng nhiên liệu sinh học từ tảo thử nghiệm của họ đến một ngày nào đó có thể giảm lượng khí thải giao thông vận tải, trong khi thực tế là họ hoàn toàn không có mục tiêu đưa mức phát thải ròng về 0 và các mục tiêu giảm phát thải vào năm 2025 không bao gồm phần lớn lượng khí thải phát sinh từ các sản phẩm nói trên. Hệ quả là cổ phiếu của Exxon Mobil bị nhà đầu tư “ghẻ lạnh” và rớt giá.

Đó chỉ là ba ví dụ điển hình trong số rất nhiều mánh khóe, chiêu trò mà doanh nghiệp sử dụng để “đánh bóng” tên tuổi. Thậm chí, những “lời nói dối” này còn bị bắt gặp tại những tổ chức tài chính – nơi được kỳ vọng sẽ mang dòng vốn bền vững đến đúng chỗ.

Tập đoàn quản lý tài sản DWS của Đức (công ty con của Deutsche Bank) đã phải đối mặt với một “cơn ác mộng” khi Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) phát hiện ra sự gian lận trong các khoản đầu tư ESG của họ. Tập đoàn này đã công bố rằng 459 tỷ EUR tài sản của họ là “xanh” nhưng khi các quy định ESG được siết chặt, con số này giảm xuống chỉ còn 115 tỷ EUR. Bên cạnh đó, DWS cũng không thực hiện đầy đủ các chính sách ESG mà họ đã đề ra và không có các chương trình chống rửa tiền phù hợp để kiểm soát rủi ro liên quan đến các khoản đầu tư ESG. Điều này khiến cho những tuyên bố về tính bền vững của họ chỉ là những lời hứa “suông”. Vụ việc không chỉ dẫn đến mức phạt kỷ lục 25 triệu USD mà còn làm sụt giảm giá trị thương hiệu và niềm tin của nhà đầu tư vào DWS.

Tương tự, tất cả những cam kết mạnh mẽ về khí hậu của HSBC cũng từng bị coi là “dối trá”. Kể từ Hiệp định Paris năm 2016, ngân hàng này đã đầu tư 145 tỷ USD vào nhiên liệu hóa thạch, một con số khổng lồ cho thấy họ vẫn đang hỗ trợ cho ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nặng nề nhất. Mặc dù cam kết đầu tư 1.000 tỷ USD vào “tài chính bền vững” và “trái phiếu xanh” nhưng số tiền này lại được HSBC rót vào các dự án khai thác mỏ, đường ống và giàn khoan dầu của các công ty nhiên liệu hóa thạch. Ngân hàng này bị phát hiện đã cấp khoản vay 340 triệu USD cho RWE để mở rộng mỏ than ở Đức trong khi tuyên bố ngừng đầu tư mới vào các mỏ dầu khí.

Trong khi đó, Ngân hàng Hoàng gia Canada (RBC) cũng gặp phải các cáo buộc “tẩy xanh” khi xây dựng hình ảnh là nhà tiên phong về khí hậu, ủng hộ Thỏa thuận Paris và hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 nhưng lại tiếp tục tài trợ cho các dự án nhiên liệu hóa thạch. Ngân hàng lớn nhất Canada bị cáo buộc vi phạm Đạo luật Cạnh tranh của Canada bằng cách đưa ra các tuyên bố sai lệch về cam kết môi trường của mình.

Những sự việc nói trên không chỉ làm “xói mòn” niềm tin của nhà đầu tư mà còn khiến thị trường sẽ trở nên dễ tổn thương hơn.

Hành vi “tẩy xanh” đã không còn hiếm gặp mà còn xuất hiện với tần suất ngày càng tăng và quy mô ngày càng lớn.

Sự vào cuộc mạnh mẽ của chính phủ các nước

Trong bối cảnh hiện tượng “tẩy xanh” ngày càng trở nên nghiêm trọng và đe dọa sự phát triển bền vững, chính phủ các nước trên thế giới đã nhanh chóng vào cuộc để đảm bảo rằng dòng vốn xanh được sử dụng một cách hiệu quả. Họ hầu hết tập trung xây dựng khung pháp lý về quy định “xanh” hoặc công khai các trường hợp gian lận trong việc công bố thông tin.

Tại Liên minh châu Âu (EU), một trong những nỗ lực nổi bật là việc xây dựng Hệ thống phân loại nghiêm ngặt để dán nhãn cho các dự án và sản phẩm xanh. Vào tháng 9/2023, EU đã thông qua một dự thảo luật cấm các chiến thuật tẩy xanh, yêu cầu các công ty phải cung cấp bằng chứng cụ thể nếu họ muốn dán nhãn sản phẩm là “thân thiện với môi trường”, “trung hòa khí hậu” hoặc “phân hủy sinh học”. Quy định này được thông qua vào ngày 19/9/2023 và được kỳ vọng giúp ngăn chặn các hành vi tiếp thị mập mờ và thiếu minh bạch.

Gần đây nhất, ngày 27/6, Tòa Tư pháp Liên bang Đức đã ra phán quyết chống hoạt động “tẩy xanh” trong quảng cáo, yêu cầu các sản phẩm được tiếp thị là “xanh” phải đưa ra giải thích rõ ràng, chi tiết về lợi ích liên quan đến khí hậu.

Tại Vương quốc Anh, Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường (CMA) đã tăng cường các cuộc điều tra đối với các thương hiệu thời trang lớn, đặc biệt là những công ty có tuyên bố về sản phẩm xanh không rõ ràng.

Tương tự, ở Mỹ, Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) đã cập nhật hướng dẫn về tuyên bố bền vững. Trong động thái nêu gương, cơ quan này đã phạt chuỗi siêu thị Kohl’s và Walmart vì tiếp thị vải rayon là tre mà không có chứng minh cụ thể.

Nhìn sang Trung Quốc, chính phủ nước này đã áp dụng các yêu cầu nghiêm ngặt đối với việc công bố báo cáo tài chính của các công ty, yêu cầu chúng phải được công khai thường xuyên và có tính minh bạch cao về thông tin môi trường. Những biện pháp này nhằm giảm thiểu nguy cơ tẩy xanh và giúp các nhà đầu tư cũng như chính phủ kiểm tra và đánh giá chính xác hơn trước khi quyết định cấp vốn cho các dự án xanh.

Tại Singapore, để đối phó với tình trạng “tẩy xanh”, Chính phủ nước này đã triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, bao gồm yêu cầu các công ty niêm yết công khai thông tin ESG theo khuyến nghị của Nhóm các nền kinh tế lớn (G20), bắt buộc doanh nghiệp công bố thông tin tài chính liên quan đến biến đổi khí hậu định kỳ, đồng thời áp dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích rủi ro môi trường trong ngành tài chính. Các biện pháp này nhằm đảm bảo chất lượng thông tin và nâng cao độ tin cậy của báo cáo phát triển bền vững của các doanh nghiệp.

Đã đến lượt Việt Nam!

Tại Việt Nam, với cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách và chiến lược nhằm thúc đẩy phát triển tài chính xanh như: Chiến lược Tài chính xanh Quốc gia giai đoạn 2021-2030, Kế hoạch hành động Quốc gia về Tài chính xanh giai đoạn 2022-2025, Quy định về trái phiếu xanh, Hỗ trợ phát triển các quỹ đầu tư xanh…

Tuy nhiên, trong bối cảnh hệ thống pháp luật về tài chính xanh vẫn chưa được hoàn thiện, Việt Nam vẫn đang đứng trước thách thức lớn trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

Trong đó, việc thiếu đi các các cơ chế kiểm soát và chế tài xử phạt đối với hành vi “tẩy xanh” có thể khiến cho hiện tượng này lan rộng, cản trở sự phát triển của thị trường trường tài chính cũng như nền kinh tế.

Để giảm thiểu rủi ro “tẩy xanh”, Việt Nam có thể tham khảo các quốc gia trên thế giới. Trước hết, cần xây dựng một khung pháp lý rõ ràng về “xanh” trên cơ sở kết hợp giữa các tiêu chuẩn khu vực và quốc tế phù hợp với bối cảnh kinh tế trong nước.

Thứ hai, cần tăng cường các yêu cầu về công bố thông tin. Theo đó, cần đặt ra các tiêu chuẩn và khung báo cáo phát triển bền vững, báo cáo ESG đáng tin cậy để đảm bảo tính minh bạch và chất lượng công bố thông tin.

Thứ ba, cần thắt chặt các chế tài đối với hành vi “tẩy xanh”. Việc xử phạt mạnh tay đối với những hành vi gian lận này là yếu tố quan trọng để thiết lập một hệ thống giám sát hiệu quả.

Cuối cùng, cần tăng cường tuyên truyền, cung cấp thông tin nâng cao nhận thức về hành vi “tẩy xanh”. Nhận thức của các tổ chức tài chính, các nhà đầu tư, người dân về hành vi “tẩy xanh” được nâng cao sẽ góp phần phát hiện và ngăn chặn các hoạt động “tẩy xanh” một cách hiệu quả.

Nhận diện 'tẩy xanh': 'Bom nổ chậm' của kinh tế xanh

Nhận diện 'tẩy xanh': 'Bom nổ chậm' của kinh tế xanh

Tài chính
(VNF) - Từ việc mang cho các sản phẩm không thực sự thân thiện với môi trường một chiếc “mặt nạ xanh” đến việc gian lận để vượt qua các kỳ kiểm tra, hành vi “tẩy xanh” đang ngày càng trở nên tinh vi và khó nhận diện hơn.
Cùng chuyên mục
Mỗi năm, Apple xuất xưởng hơn 16 triệu Macbock, iPad tại Bắc Giang

Mỗi năm, Apple xuất xưởng hơn 16 triệu Macbock, iPad tại Bắc Giang

(VNF) - Theo kế hoạch, dự án nhà máy Fukang Technology (thuộc Foxconn) tại Bắc Giang sẽ sản xuất hơn 16 triệu sản phẩm máy tính bảng, máy tính xách tay, loa thông minh và mạch chủ của loa mỗi năm.

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế người sở hữu nhiều nhà đất

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế người sở hữu nhiều nhà đất

(VNF) - Lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết sẽ nghiên cứu việc đánh thuế với người sở hữu nhiều nhà đất để giúp thị trường bất động sản minh bạch, bền vững.

Arab Saudi ra quyết định quan trọng, ‘gây căng thẳng’ cho ngân sách Nga

Arab Saudi ra quyết định quan trọng, ‘gây căng thẳng’ cho ngân sách Nga

(VNF) - Theo tờ Financial Times, Arab Saudi chuẩn bị từ bỏ mục tiêu giá dầu thô 100 USD/thùng khi nước này chuyển sang tăng sản lượng, cho thấy họ chấp nhận mức giá thấp hơn. Điều này được cho là sẽ giáng một đòn mạnh vào kinh tế Nga.

Vietcap chào bán cổ phiếu với 'giá hời', quỹ ngoại đua nhau đặt mua

Vietcap chào bán cổ phiếu với 'giá hời', quỹ ngoại đua nhau đặt mua

(VNF) - Vietcap dự kiến phát hành 143,6 triệu cổ phiếu riêng lẻ với mức 28.000 đồng/cp - thấp hơn thị giá 22%, thu hút nhiều “cá mập” ngoại tham gia.

Tổng giám đốc Bamboo Airways bị tạm hoãn xuất cảnh: Tổng cục Thuế lên tiếng

Tổng giám đốc Bamboo Airways bị tạm hoãn xuất cảnh: Tổng cục Thuế lên tiếng

(VNF) - Lãnh đạo Tổng cục Thuế khẳng định, việc tạm hoãn xuất cảnh đối với cá nhân, pháp nhân nợ thuế được thực hiện theo quy trình, không liên quan vấn đề cá nhân của ông Lương Hoài Nam.

VietnamFinance Foundation bàn giao nhà tình thương cho bà Trần Thị Giỏi

VietnamFinance Foundation bàn giao nhà tình thương cho bà Trần Thị Giỏi

(VNF) - Sáng 27/9, Chương trình VietnamFinance Foundation thuộc Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance phối hợp Phường Điện Phương, Thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) tổ chức lễ khánh thành và bàn giao nhà tình thương cho bà Trần Thị Giỏi.

TP.HCM thêm đơn vị ‘ngang sở’: Trung tâm phục vụ Hành chính công

TP.HCM thêm đơn vị ‘ngang sở’: Trung tâm phục vụ Hành chính công

(VNF) - Đơn giản hóa quy trình, thủ tục bằng giải pháp phi địa giới "Bộ phận một cửa hiện tại" là bước đột phá của hành chính công TP.HCM

Golden Lotus Construction: 'Khoe' hơn 1.000 nhân sự nhưng  đăng ký chỉ 9 lao động?

Golden Lotus Construction: 'Khoe' hơn 1.000 nhân sự nhưng đăng ký chỉ 9 lao động?

(VNF) - Là tổng thầu của hàng loạt dự án đình đám và giới thiệu có đến hơn 1.000 nhân sự, nhưng thực tế Công ty cổ phần Xây dựng Bông Sen Vàng (Golden Lotus Construction) đăng ký chỉ có 9 lao động.

Tập đoàn IUC bị 'bêu' tên nợ thuế 176 tỷ tại Thừa Thiên Huế

Tập đoàn IUC bị 'bêu' tên nợ thuế 176 tỷ tại Thừa Thiên Huế

(VNF) - Công ty cổ phần Tập đoàn IUC là doanh nghiệp nằm trong danh sách bị Cục thuế Thừa Thiên Huế “bêu tên” vì nợ thuế.