'Ngắm' khu đất xây tổ hợp thương mại, văn phòng của TAH Invest tại Tây Hồ Tây
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.
Trong những năm gần đây, ngành tài chính châu Âu, dẫn đầu bởi Liên minh châu Âu (EU), đã tích cực hướng đến một tương lai bền vững. Điều này thể hiện qua việc tích hợp các yếu tố bền vững vào các khoản đầu tư, hoạt động và khuôn khổ pháp lý. Đặc biệt, EU ngày càng chú trọng đến các tiêu chí Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG).
EU tin rằng tài chính xanh là chìa khóa để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững, bao gồm giảm thiểu carbon, tiết kiệm tài nguyên và xây dựng nền kinh tế xanh. Việc này được thể hiện rõ nét qua Thỏa thuận Xanh Châu Âu (EGD) và các cam kết quốc tế về phát triển bền vững của EU.
Tháng 1/2020, Ủy ban châu Âu (EC) đã thông qua Thỏa thuận Xanh châu Âu (EGD), một kế hoạch hành động đầy tham vọng nhằm đưa châu Âu trở thành khu vực trung hòa khí hậu vào năm 2050. Không chỉ giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách như biến đổi khí hậu, suy thoái đa dạng sinh học và ô nhiễm, Thỏa thuận Xanh còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và công bằng cho mọi người dân và khu vực trên toàn châu Âu.
Các quốc gia thành viên của EU đã đồng ý ký EGD và cùng hướng đến mục tiêu đạt được trung hòa carbon vào năm 2050 và cắt giảm 50%-55% lượng khí thải vào năm 2030 (so với mức năm 1990).
Để biến Thỏa thuận Xanh châu Âu thành hiện thực, Ủy ban châu Âu (EC) đã cam kết đầu tư 1.000 tỷ euro (tương đương 1.089 tỷ USD) vào quá trình chuyển đổi. Số tiền này chủ yếu đến từ hai nguồn: Khung tài chính đa niên (MFF) 2021-2027 và quỹ Next Generation EU.
Quỹ Next Generation EU được thành lập để phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19. Quỹ này sẽ hỗ trợ 41 chương trình quốc gia và khu vực, tập trung vào việc tăng cường hệ thống y tế, tạo việc làm và hỗ trợ các doanh nghiệp.
Ngoài ra, quỹ này cũng sẽ giúp giảm thiểu sự chênh lệch trong phục hồi kinh tế giữa các khu vực khác nhau. Tất cả các kế hoạch của EU đều hướng đến một mục tiêu chung: xây dựng một nền kinh tế kỹ thuật số, xanh và phát triển bền vững cho châu Âu.
Tập đoàn Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB), tổ chức cho vay dài hạn của EU thuộc sở hữu của các quốc gia thành viên, hiện cũng đang đẩy mạnh việc tài trợ cho các khoản đầu tư góp phần vào các mục tiêu chính sách của EU, bao gồm cả quá trình tiến tới trung hòa carbon trên toàn cầu.
Trong năm 2023, EIB đã ký kết các thỏa thuận tài trợ mới trị giá gần 88 tỷ euro cho các dự án có tác động tích cực đến các ưu tiên chính sách của EU, bao gồm các dự án về biến đổi khí hậu, cơ sở hạ tầng bền vững và y tế.
EIB đang tiến gần đến mục tiêu huy động 1.000 tỷ euro cho tài chính xanh bền vững vào cuối thập kỷ này. Kể từ năm 2021, EIB đã huy động được 349 tỷ euro cho các dự án xanh. Trong năm 2023, EIB đã đầu tư trực tiếp 49 tỷ euro vào các dự án liên quan đến khí hậu và môi trường bền vững, tăng đáng kể so với con số 38 tỷ euro vào năm 2022.
Các ngân hàng châu Âu đang đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ các cơ quan quản lý để quản lý và công bố rủi ro khí hậu hiệu quả hơn.
Theo cơ quan xếp hạng tín dụng Morningstar DBRS, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang chuẩn bị xử phạt các ngân hàng không tuân thủ các yêu cầu pháp lý về rủi ro khí hậu và môi trường, bao gồm cả nghĩa vụ báo cáo phát thải.
Một nghiên cứu gần đây về 95 ngân hàng lớn ở châu Âu cho thấy hơn 90% các ngân hàng có danh mục đầu tư doanh nghiệp không phù hợp với các cam kết về khí hậu của họ.
Ngoài ra, 70% ngân hàng có nguy cơ bị kiện trong tương lai “vì họ đã cam kết thực hiện Thỏa thuận chung Paris, nhưng danh mục tín dụng của họ lại không phù hợp với cam kết đó”. Báo cáo tập trung vào sáu lĩnh vực chính chịu trách nhiệm cho hơn 70% lượng khí thải CO2 toàn cầu, bao gồm điện, ô tô, dầu khí, thép, than và xi măng.
ECB đã yêu cầu các ngân hàng công khai thông tin về rủi ro khí hậu và lộ trình khử cacbon của họ vào cuối năm 2024. Nếu các ngân hàng không đáp ứng được tiêu chuẩn này, họ có thể phải đối mặt với yêu cầu tăng vốn bổ sung.
Bên cạnh đó, những tác động vật lý của biến đổi khí hậu, như lũ lụt, hạn hán và nắng nóng, đang gây ra thiệt hại tài chính đáng kể ở châu Âu. Ví dụ, lũ lụt ở Slovenia năm ngoái đã gây thiệt hại tương đương 16% GDP của nước này. DBRS kỳ vọng rằng các cơ quan quản lý sẽ tăng cường giám sát và yêu cầu các ngân hàng phải chịu trách nhiệm nhiều hơn đối với rủi ro khí hậu và môi trường.
Hoạt động ngân hàng bền vững ở châu Âu đã không còn là xu hướng nhỏ lẻ mà đã trở thành một sự thay đổi căn bản trong ngành tài chính tại châu lục này. Với khuôn khổ pháp lý được cải thiện và cam kết về hoạt động ngân hàng có trách nhiệm, châu Âu đang dẫn đầu trong việc xây dựng một hệ thống tài chính có ý thức về môi trường và xã hội, định hình lại tương lai của ngành tài chính, không chỉ ở châu Âu mà còn trên toàn cầu.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu của Thỏa thuận Xanh châu Âu, cần nghiên cứu thêm các ưu đãi tài chính để thúc đẩy đầu tư xanh. Việc này có thể bao gồm các chính sách ưu đãi thuế cho “đầu tư xanh” hoặc “thương hiệu xanh”, không chỉ cho trái phiếu xanh mà còn cho các sản phẩm tài chính khác như cổ phiếu, khoản vay hoặc chứng khoán được bảo đảm bằng tài sản.
EU đã cam kết biến châu Âu thành lục địa đầu tiên trung hòa khí hậu vào năm 2050. Để đạt được mục tiêu này, EU cần thêm 620 tỷ euro đầu tư mỗi năm, gấp đôi so với dự báo hiện tại. Để huy động nguồn tài chính cần thiết, EU cần thu hút đầu tư tư nhân đáng kể vào các dự án bền vững. Đồng thời, chính phủ cần nỗ lực hơn và thông minh hơn trong việc thay đổi hệ thống và thu hút thêm nhiều nguồn tài chính tư nhân.
Việc đưa ra các lựa chọn chính sách phù hợp sẽ cần phải cân nhắc đến những thách thức về địa chính trị, kinh tế và xã hội.
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.